Chứng minh thư nhân dân là vật bất ly thân của mỗi con người trong suốt cuộc đời của người ấy. Việc được Nhà nước cấp Chứng minh thư nhân dân thể hiện quyền con người, quyền công dân của bạn. Tuy nhiên, một số người lại sử dụng Chứng minh thư nhân dân làm phương tiện, công cụ thực hiện những hành vi phạm tội theo quy định trong Bộ luật Hình sự. Vậy việc làm chứng minh thư giả bị tội gì? Làm chứng minh thư giả có sao không? Công ty tư vấn Luật DFC xin phép tư vấn cho bạn ngay sau đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 05/1999/NĐ – CP về Chứng minh nhân dân thì CMTND được hiểu như sau: “Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”
Dịch vụ Làm chứng minh thư giả hiện nay rất phổ biến
Theo quy định của pháp luật, vấn đề làm chứng minh thư nhân dân giả là hành vi tội phạm có Tội danh được ghi nhận tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự là “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.”
Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự nếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành tội phạm của tội danh đó. Theo đó, một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 khi đáp ứng đủ các yếu tố sau:
Làm chứng minh thư giả có sao không? Điều 341 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có 04 khung hình phạt, trong đó khung hình phạt cao nhất đến 07 năm và thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Cụ thể:
Đối với hành vi làm chứng minh thư giả mà mức độ, tính chất của hành vi chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Cụ thể các hành vi làm chứng minh thư giả sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.”
Nếu quý khách đang có nhu cầu tư vấn luật hình sự miễn phí vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn phấp luật miễn phí 1900.6512 để được các luật sư của DFC tư vấn 1 cách cụ thể nhất.