Khái niệm và đặc điểm của hành vi thương mại

Luật Sư: Lê Minh Công

14:59 - 05/05/2021

Hành vi thương mại là gì? Khái niệm và đặc điểm của hành vi này là như thế nào? Cùng Luật sư DFC tìm hiểu rõ hơn về loại hành vi này với bài viết dưới đây.

Xem thêm: Bí mật thương mại và những vấn đề cần lưu ý

Khái niệm và đặc điểm của hành vi thương mạiKhái niệm và đặc điểm của hành vi thương mại

1. Khái niệm hành vi thương mại

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật thương mại 2005“Hoạt động thương mại là những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Như vậy, hành vi thương mại là hành vi mua bán nhằm mục đích sinh lời; hành vi thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, hành vi thương mại đã được mở rộng ra các lĩnh vực như phân phối, sản xuất, dịch vụ và các lĩnh vực khác.

2. Đặc điểm của hành vi thương mại

Căn cứ vào định nghĩa nêu trên, có thể khái quát những đặc điểm riêng biệt của hành vi thương mại như sau:

*Thời điểm xuất hiện và tính ổn định của hành vi thương mại:

Hành vi thương mại xuất hiện muộn hơn hành vi dân sự, khi sự phân công lao động trong xã hội đến một trình độ nhất định, xuất hiện nhiều loại người chuyên mua đi bán lại các sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời.

Với đời sống kinh tế, chính trị - xã hội hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến hành vi thương mại, các chủ thể thương mại thường xuyên phải tìm kiếm, thay đổi các phương thức kiếm lời để phù hợp với những thay đổi của đời sống.

*Mục tiêu chính là để sinh lợi nhuận:

Các cá nhân, chủ thể, tổ chức thương mại phải tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại để thực hiện hành vi trao đổi, mua bán, cung cấp, cung ứng các dịch vụ, hàng hóa thương mại nhằm mục đích chính là sinh lợi.

Ví dụ, một thương nhân mua nhà để kinh doanh, thì đó là hành vi thương mại.

*Mang tính chất chuyên nghiệp:

Hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có tính chất khá ổn định, không bị gián đoạn lâu và có tính chất chuyên nghiệp;

Chẳng hạn, nhân chuyến đi công tác, một cán bộ mua số lượng hàng hóa nhất định nào đó ở nơi công tác về bán để kiếm lời thì không được coi là tính chất nghề nghiệp.

*Là hành vi chủ yếu do thương nhân thực hiện:

Tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định: Hành vi thương mại chủ yếu do thương nhân thực hiện, nhưng cũng không phải là tất cả. Bởi vì, pháp luật còn quy định về hoạt động của cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.

“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại 2005. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Trên đây là toàn bộ nội dung phổ biến kiến thức pháp luật của Luật sư DFC về nội dung đặc điểm của hành vi thương mại. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nhằm mục đích thương mại gửi đến bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được hướng dẫn chi tiết nhất.

Bài viết cùng chủ đề:

Đặc điểm về các loại chế tài thương mại

Tín dụng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam

Bảo hiểm thương mại là gì? Vai trò của nó như thế nào?

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.