Tín dụng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam

Luật Sư: Lê Minh Công

10:05 - 05/05/2021

Tín dụng là một hình thức trong các giao dịch mang quan hệ pháp luật dân sự, thể hiện mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay với nhau. Quan hệ này hiểu một cách ngắn gọn là bên cho vay thực hiện công việc là đưa một tài sản cho bên vay và ngược lại, bên vay đến thời hạn nhất định phải trả lại cho bên cho vay tài sản ấy, cùng với khoản tiền khác kèm theo. Vậy tín dụng thương mại ở Việt Nam hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?

Tín dụng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
Tín dụng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
 

1. Định nghĩa về tín dụng thương mại

Dựa trên cơ sở những quy định pháp luật có liên quan điều chỉnh, có thể hiểu tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm mục đích thương mại với các hình thức phổ biến như hình thức mua bán chịu (ghi nợ), mua bán trả chậm (trả góp) hàng hóa. Đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc tài sản mà các bên có thỏa thuận, doanh nghiệp mua phải thực hiện nghĩa vụ dưới hình thức tiền tệ.

Từ định nghĩa trên, chúng ta rút ra một số đặc điểm về tín dụng thương mại như sau:

+ Thời điểm các bên thỏa thuận và thực hiện giao dịch liên quan thì tín dụng thương mại là vốn cho vay dưới hình thức bằng hàng hóa hay hình thức của một bộ phận vốn sản xuất mà không phải là tiền tệ;

+ Bên cho vay (sau đây gọi là bên chủ nợ) và bên vay (sau đây gọi là bên con nợ) đều là doanh nghiệp tiến hành tham gia vào quá trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa;

+ Muốn đánh giá mức độ tín dụng lớn hay nhỏ thì chúng ta xác định độ phụ thuộc của khối lượng mặt hàng hóa mà bên chủ nợ cho bên con nợ đưa ra mua bán chịu vào thời điểm thực hiện giao dịch.

2. Có các loại tín dụng thương mại nào?

Thông thường, tín dụng thương mại thường chia ra làm 02 loại phổ biến dựa trên cơ sở số tiền phí và thời hạn các bên đưa ra:

+ Tín dụng tự do là loại tín dụng trong thời gian được hưởng chiết khấu được chấp nhận;

+ Tín dụng có chi phí nước ngoài là tín dụng bên ngoài thỏa thuận, tín dụng tự do với khoản chi phí bằng đúng số % chiết khấu cho phép theo quy định của pháp luật.

3. Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại

Bên cạnh đó, tín dụng thương mại cũng có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của tín dụng thương mại Nhược điểm của tín dụng thương mại 

- Góp phần tăng sức mua hàng hóa, tăng cường lưu thông các loại hàng hóa và đẩy mạnh sức sản xuất;

- Góp phần tham gia quá trình điều tiết vốn doanh nghiệp một cách trực tiếp;

- Giảm hình thức thanh toán bằng trực tiếp đưa tiền mặt trong lưu thông cũng như tiết kiệm chi phí lưu thông trong xã hội.

- Thời hạn của tín dụng thương mại thường ngắn, khoảng 01 năm;

- Lượng giá trị cho vay bị hạn chế, chỉ giới hạn trong khả năng vốn hàng hóa mà bên cho vay có;

- Hai bên doanh nghiệp không có nhu câu đồng thời về mua – bán chịu thì tín dụng thương mại sẽ không xảy ra;

- Tín dụng thương mại thường xảy ra ở các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn lâu năm hoặc có mức độ tin tưởng nhau một cách tương đối;

- Thời điểm cấp vốn tín dụng thương mại thì giới hạn chỉ là tài sản hàng hóa mà bên mua chịu có nhu cầu. 

Trên đây là nội dung của Công ty Luật DFC nội dung tín dụng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua hotline 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.