Bảo hiểm thương mại là gì? Vai trò của nó như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:41 - 05/05/2021

Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thị trường kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm. Vậy hiểu như thế nào về bảo hiểm thương mại và vai trò của nó trong cuộc sống như thế nào? Luật sư DFC sẽ giải đáp nội dung trên qua bài viết dưới đây.

Bảo hiểm thương mại là gì? Vai trò của nó như thế nào?
Bảo hiểm thương mại là gì? Vai trò của nó như thế nào?

 

1. Khái niệm bảo hiểm thương mại

 

Bảo hiểm thương mại là loại bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc số đông bù số ít, qua đó người bảo hiểm cam kết bồi thường tài sản hoặc trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện được bảo hiểm xảy ra với điều kiện bên được bảo hiểm cam kết trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.

Bản chất kinh tế của bảo hiểm thương mại là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn, sự kiện bảo hiểm, rủi ro bất ngờ xảy ra gây tổn thất đối với người được bảo hiểm.

 

2. Vai trò của bảo hiểm thương mại

 

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của bảo hiểm thương mại ngày càng cho thấy rõ vai trò kinh tế - xã hội vô cùng to lớn mà loại hình này mang lại cho mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn xã hội;

- Góp phần đảm bảo tài chính cho người tham gia bảo hiểm, từ đó ổn định đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Việc giải quyết bồi thường đúng lúc, đúng mức cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đã giúp cho họ khắc phục được hậu quả một cách nhanh chóng và hiệu quả;

- Bồi thường bảo hiểm hoặc trả tiền bảo hiểm giúp cho bên được bảo hiểm có thể bảo toàn tài sản và tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh; giúp người được bảo hiểm tiết kiệm được một nguồn tài chính đáng kể;…

- Vai trò này thể hiện rõ qua việc các DN Bảo hiểm thực hiện đề phòng hạn chế tổn thất;

- Góp phần ổn định phần nào chi tiêu của ngân sách Nhà nước qua cơ chế tăng tích luỹ và tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước.

  • Tăng tích luỹ: Hàng năm, các công ty kinh doanh bảo hiểm đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế vào ngân sách Nhà nước. 
  • Tiết kiệm chi: Khi có rủi ro bất thường xảy ra  và gây thiệt hại lớn, trên diện rộng cho con người và tài sản thì đã có quỹ bảo hiểm giải quyết bồi thường. Điều này giúp cho ngân sách Nhà nước đỡ bị động với những khoản chi lớn bất thường để khắc phục thiệt hại nhưng lại gây ảnh hưởng đến kế hoạch chi hàng năm trong phạm vi ngân sách.

- Góp phần phát triển thị trường tài chính, phát triển sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực khác của nền kinh tế;

- Hoạt động bảo hiểm đã huy động vốn được một lượng tiền  rất lớn vẫn nằm rải rác, phân tán trong dân cư để thúc đẩy phát triển kinh tế;

- Số tiền này trong thời gian tạm thời "nhàn rỗi" sẽ được đem đầu tư, phát triển kinh tế. Như vậy, quỹ bảo hiểm đã cung cấp một nguồn vốn đáng kể cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế;

- Góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp của khối lượng lớn lao động;

- Đặc trưng kinh doanh của ngành bảo hiểm thương mại gắn với việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm qua các kênh trung gian như đại lí, môi giới, cộng tác viên;

- Với việc tuyển dụng các đại lí, cộng viên bảo hiểm, đặc biệt là các đại lí cá nhân, để đưa sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng, bảo hiểm đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong nền kinh tế thị trường.

Trên đây là những tư vấn sơ bộ của Luật sư DFC về nội dung bảo hiểm thương mại. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục này hãy liên hệ đến chúng tôi, DFC luôn sẵn sàng giải đáp và tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất. Quý khách hàng muốn được tư vấn, hỗ trợ, tìm hiểu thêm vui lòng kết nối đến số 19006512 hoặc gửi thư đến địa chỉ luatsudfc@gmail.com để được trợ giúp.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.