Hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông bị xử lý như nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:20 - 27/12/2019

Có thể thấy rằng, việc lấn chiếm đất giao thông diễn ra ngày càng phổ biến trên thực tế, nhất là trong bối cảnh kinh tế, xã hội như hiện nay. Vậy hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông (lấn chiếm đất giao thông) bị xử lý như thế nào?

Bài viết dưới đây xin chỉ ra, phân tích và làm rõ cho bạn đọc nội dung những vấn đề này; mong qua đó phần nào giúp ích cho bạn đọc!

Tìm hiểu thêm:

I. Khái quát hành vi lấn chiếm đất giao thông

  • Đất giao thông theo quy định của Luật đất đai hiện hành thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; cụ thể hơn nó là đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm cảng hàng không, sân bay, hoặc cảng đường thủy nội địa, hoặc càng hàng hải, hoặc hệ thống đường sắt, hoặc gồm cả hệ thống giao thông đường bộ và công trình giao thông khác. 
  • Hành vi lấn chiếm đất nói chung, hay lấn chiếm đất giao thông nói riêng, đều bao gồm hai hành vi là hành vi lấn đất và hành vi chiếm đất. Cụ thể, hành vi lấn đất giao thông được hiểu là hành vi của người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất của mình để mở rộng diện tích đất sử dụng sang cả phần đất giao thông mà không được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. Còn hành vi chiếm đất giao thông được hiểu là hành vi tự ý sử dụng đất giao thông mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Bên cạnh đó, lấn chiếm đất giao thông thường còn được hiểu rộng hơn là tất cả các hành vi sử dụng trái phép đất giao thông, không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. 
  • Hành vi lấn chiếm đất giao thông bị xử lý theo quy định của luật đất đai, luật giao thông, cụ thể sẽ phân tích dưới đây. 

II. Hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông bị xử lý như nào

Hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông bao gồm các hành vi lấn đất, chiếm đất như đã nêu trên. Cụ thể, hành vi lấn chiếm đất hành lang giao thông sẽ bị xử phạt như sau:

1) Xử phạt hành chính hành vi lấn chiếm đất giao thông (lấn chiếm đất hành lang giao thông) 

a) Thứ nhất, căn cứ vào khoản 6 Điều 14 Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì có thể hiểu rằng, đối với hành vi lấn, chiếm đất giao thông thì hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

b) Thứ hai, căn cứ vào Nghị định 46/2016 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể, tại Điều 12 của Nghị định này thì đối với từng hành vi lấn, chiếm đất cụ thể sẽ bị xử phạt như sau:

  • Hành vi lấn chiếm đất giao thông sau thì bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng đối với cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức): bán hàng rong hoặc hoặc bán hàng nhỏ lẻ trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè của các tuyến phố quy định cấm bán hàng; hoặc phơi thóc, lúa, rơm rạ… trên đường bộ.
  • Hành vi lấn chiếm đất giao thông sau thì bị phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng đối với cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức): Hành vi lấn chiếm đất giao thông bằng việc sử dụng hoặc khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ nhằm mục đích canh tác nông nghiệp và từ đó làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông, Hành vi lấn chiếm đất giao thông bằng việc trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ từ đó làm khuất tầm nhìn của người tham gia phương tiện giao thông. Hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi để làm nơi bày, bán hàng hóa; hoặc để vật liệu xây dựng. Hành vi họp chợ, mua, bán hàng hóa trong khu vực đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
  • Hành vi lấn chiếm đất giao thông sau thì bi phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức), Hành vi sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa hoặc thể thao hoặc diễu hành hoặc để tổ chức các lễ hội, Hành vi dựng cổng chào hoặc dựng các vật che chắn khác trái quy định trong khu vực đất dành cho đường bộ từ đó gây ảnh hưởng đến trật tự và an toàn giao thông đường bộ, Hành vi chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để trông giữ xe;
  • Hành vi lấn chiếm đất giao thông sau thì bi phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức), hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 để trông giữ xe, Hành vi chiếm phần đường bộ ngoài đô thị dưới 20m2 để trông giữ xe….
  • Hành vi lấn chiếm đất giao thông sau đây thì bị phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đối với cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức), hành vi lấn chiếm đất giao thông trái phép bằng việc xây dựng nhà ở, hoặc các công trình kiên cố khác trái phép trong khu vực đất đường bộ, hành vi mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
  • Ngoài mức xử phạt tiền nêu trên, cá nhân tổ chức còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như: buộc phải dở bỏ công trình đã xây dựng trái phép… và/hoặc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có hành vi lấn chiếm đất giao thông gây ra. 

2) Xử lý hình sự hành vi lấn chiếm đất giao thông (lấn chiếm đất hành lang giao thông) 

  • Căn cứ vào Điều 228 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì việc lấn chiếm đất giao thông đã bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc đã bị kết án về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai vẫn chưa được xóa án tích, mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệụ đến 500 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đối với trường hợp lấn chiếm đất có tổ chức, hoặc phạm tội 2 lần trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm thì người lấn chiếm đất giao thông bị phạt tiền từ 500 triệu đến 2 tỷ hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
  • Ngoài ra, người phạm tội lấn chiếm đất giao thông còn có thể chịu thêm hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu.

Như vậy, bài viết trên cơ bản đã chỉ ra và phân tích cho bạn đọc về các hành vi lấn chiếm đất giao thông là gì và hành vi lấn chiếm đất giao thông bị xử lý như thế nào.

Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng, hay liên quan đến mọi vấn đề khác liên quan đến pháp luật nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật số 19006512 của văn phòng luật sư DFC; đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn sẵn sàng giải đáp mọi khó khăn, vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn bạn đọc!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.