Các biện pháp và mức xử phạt tội lấn chiếm đất rừng

Luật Sư: Lê Minh Công

09:54 - 16/12/2019

Lấn chiếm đất rừng bi xử phạt như thế nào? “Rừng vàng biển bạc” câu thành ngữ trên đã nói lên được rằng rừng là những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Vấn đề về bảo vệ rừng cũng như quy hoạch đúng diện tích rừng đang được các cơ quan ban ngành cũng như người dân quan tâm rất nhiều bởi thực trạng những hành vi lấn chiếm rừng đang diễn ra vô cùng phổ biến.

Vậy nhà nước ta xử phạt hành vi lấn chiếm đất rừng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc phần nào giải quyết những khúc mắc liên quan đến vấn đề này.

Tìm hiểu thêm:

 

Mức xử phạt lấn chiếm đất rừng là bao nhiêu

1. Hành vi lấn chiếm đất rừng được hiểu như thế nào cho đúng ?

Hành vi lấn chiếm đất rừng dựa trên khía cạnh pháp luật được hiểu là hành vi sử dụng đất rừng nhưng không được các cơ quan nhà nước cho phép hoặc sử dụng đất do nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất mà chưa được nhà nước gia hạn sử dụng nhưng ko tiến hành việc trao trả lại đất hoặc cố ý sử dụng đất mà chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất dựa trên những cơ sở pháp luật về đất đai đồng thời tự ý dịch chuyển mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mục đíhc mở rộng diện tích đất rừng.

Đối với pháp luật về đất đai mọi hành vi lấn chiếm đất đai thì đều là hành vi vi phạm pháp luật, điều này được ghi nhận cụ thể tại Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 và một số văn bản pháp luật khác.

Đối tượng áp dụng 

Về đối tượng áp dụng pháp luật quy định có thể là:

  • Các Hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân sinh sống, cư trú trong nước, cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là các cá nhân)
  • Tổ chức hoạt động ở trong nước, tổ chức ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức)
  • Các cơ sở tôn giáo

2. Các biện pháp và mức xử phạt lấn chiếm đất rừng?

Mức xử phạt lấn chiếm đất rừng thường được áp dụng là xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 10 của Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai bị áp dụng các biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả sau:

  • Xử phạt tiền tư 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng  về hành vi tội lấn chiếm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

Về biện pháp nhằm khắc phục những hậu quả gây ra bao gồm:

  • Khôi phục lại tình trạng của đất ban đầu, thời điểm trước khi vi phạm với hành vi lấn chiếm
  • Buộc trao trả lại phần đất đã lấn, chiếm đối với hành vi lấn chiếm đất là đất rừng

3. Thẩm quyền để tiến hành xử phạt lấn chiếm đất rừng

Khi đã qua thẩm định và xác định được đã có hành vi lấn chiếm đất rừng căn cứ vào tính chất cũng như từng trường hợp cụ thể thì sẽ xác định thẩm quyền xử lý vi phạm lấn chiếm đất rừng, xử phạt theo Nghị định số102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp( tùy từng trường hợp cụ thể) , các thanh tra chuyên môn về đất đai, Chánh thanh tra sở.

Trưởng đoàn thanh tra của Tổng cục quản lý đất đai, Giám đốc sở, chánh thanh tra sở tài nguyên và môi trường quyết định việc thanh tra và ban hành quyết định thành lập đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ, chánh thanh tra bộ TNMT, Tổng cục trưởng tổng cục quản lý về đất đai.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về vấn đề lấn chiếm đất rừng mời bạn đọc liên hệ qua tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512 để được trực tiếp Luật sư DFC.

Xin chân thành cảm ơn !

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.