Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Luật Sư: Lê Minh Công

09:45 - 30/03/2021

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là giải quyết những mâu thuẫn giữa các bên trong hợp đồng tín dụng. Thông qua bài viết này, Chúng tôi – Luật sư DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 sẽ gửi đến bạn bài viết phân tích sau để làm rõ vấn đề, giới thiệu những dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng như sau:

1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là một dạng hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự. Theo đó, tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, cụ thể ở đây là bên vay với bên cho vay. Bên cho vay trong hợp đồng tín dụng theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 là tổ chức tín dụng, phổ biến là ngân hàng. 

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là dạng tranh chấp những điều khoản xung quanh thuộc vi phạm của một trong các bên, thường là vi phạm của bên vay (bên có nghĩa vụ trả tiền) với bên cho vay, cụ thể là điều khoản về số tiền, thời hạn trả tiền, số tiền phải trả, lãi suất, quy định pháp luật điều chỉnh.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng - 19006512

2. Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Cũng giống như những loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng tín dụng cũng được giải quyết theo những quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Và đều có thể giải quyết bằng những phương thức sau: thương lượng, hòa giải, trọng tài, tòa án.

2.1. Phương thức giải quyết bằng thương lượng, hòa giải

Hiện nay, chưa có một quy định pháp luật cụ thể nào điều chỉnh về việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng. Việc giải quyết tranh chấp này chủ yếu là do các bên tự mình tổ chức những cuộc gặp mặt thương lượng; có thể lập biên bản cuộc họp có sự công chứng của công chứng viên hoặc lập vi bằng thừa phát lại nhằm làm cơ sở chứng minh sau này.

Với phương thức hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng thì được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại.

2.2. Phương thức giải quyết bằng trọng tài

Cùng với phương thức hòa giải và thương lượng, phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài thương mại cũng là một phương thức giải quyết phổ biến hiện nay. Việc áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại nói chung và hợp đồng tín dụng nói riêng hoặc ít nhất có một bên có hoạt động thương mại (đó là ngân hàng trong hợp đồng tín dụng) và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài theo quy định về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài” tại Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

2.3. Phương thức giải quyết bằng Tòa án

Với tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án thì đây là một trong những nội dung tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. 

3. Những trường hợp tranh chấp thường gặp

Như đã khẳng định ở trên, tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng. Sau đây, chúng tôi xin được gửi đến những trường hợp tranh chấp thường gặp trong hợp đồng tín dụng như sau:

3.1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng

Đối với bên cho vay khi hợp đồng tín dụng được ký kết giữa các bên có hiệu lực pháp luật, bên cho vay đã không thực hiện hoặc có thực hiện nhưng thực hiện không đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết với bên cho vay như nghĩa vụ giải ngân cho bên vay. Điều này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên cho vay dẫn đến việc hạn chế khả năng trả nợ của bên vay trong hợp đồng tín dụng sau này.

Đối với bên vay khi hợp đồng tín dụng phát sinh hiệu lực pháp luật, hành vi phát sinh tranh chấp chủ yếu là việc vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi mà bên vay cam kết với bên cho vay trong hợp đồng tín dụng. Theo thực tiễn diễn ra hiện nay, đây được coi là dạng tranh chấp xảy ra phổ biến và thường xuyên trong các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng.

3.2. Tranh chấp về chủ thể xác lập và thực hành hợp đồng tín dụng

Dù không mang tính phổ biến như tranh chấp trên nhưng tranh chấp về chủ thể xác lập và thực hiện hợp đồng tín dụng là một dạng tranh chấp hết sức phức tạp và đa dạng, nhất là khi tổ chức tín dụng có yếu tố nước ngoài. 

Thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng là vô cùng quan trọng trong việc triển khai hợp đồng tín dụng một cách hiệu quả. Đơn giản là nếu chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng không thuộc chủ thể có thẩm quyền sẽ dẫn đến việc hợp đồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu, điều này là rủi ro mà các bên, nhất là bên cho vay không bao giờ mong muốn.

3.3. Tranh chấp phát sinh từ những quy định của pháp luật về điều chỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Pháp luật cho phép các bên thực hiện việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng các con đường: thương lượng, hòa giải, trọng tài và Tòa án. Tuy nhiên, chính việc các bên không có một thỏa thuận cụ thể về một điều khoản có nội dung giải quyết tranh chấp bằng hình thức nào và luật áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp.

4. Dịch vụ của DFC về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Với sự quản lý, điều hành và hợp tác giữa các Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm, tận lực và tận tâm trong công việc, Công ty chúng tôi tự tin mang đến cho Quý Khách hàng dịch vụ pháp lý hiệu quả nhất, trong đó có dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Đặc biệt, với mong muốn hỗ trợ các cá nhân, tổ chức những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hiện chúng tôi có cung dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, bao gồm những nội dung chủ yếu như sau: 

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý phát sinh trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn giải quyết các vụ việc tranh chấp, thu hồi công nợ phát sinh từ hợp đồng tín dụng;
  • Tham gia thương lượng, hòa giải, tranh tụng tại Tòa án và trọng tài về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng;
  • Tư vấn, tham mưu ý kiến với các hoạt động của Ban Quản trị, Ban Giám đốc của tổ chức tín dụng nhằm tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất cho các bên.

Trên đây là nội dung của Luật sư DFC về nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung giải đáp chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề:

Tư vấn thu hồi nợ do khách hàng không thanh toán tiền hàng

Cấm đòi nợ thuê, Doanh nghiệp nên thuê ai để thu hồi nợ?

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.