Nội dung vụ việc: Công ty phân bón CC có trụ sở tại Đồng Nai có thực hiện một Hợp đồng mua bán hàng hóa đối với một hộ kinh doanh tại tỉnh Long An. Theo đó, Công ty CC đồng ý bán cho Công ty LP này một lượng phân bón có giá trị lên đến 04 tỷ đồng. Sau khi Công ty CC hoàn thành việc giao hàng, xuất hóa đơn chứng từ thì Công ty LP không thanh toán được tiền phân bón, lượng phân bón cũng không thể thu hồi lại vì toàn bộ phân bón đã được tiêu thụ. Hiện tại, Công ty LP đã dừng hoạt động, người đại diện PL Công ty LP là ông Nhan X không còn làm việc tại địa phương mà sang Campuchia để làm việc, vợ ông Nhan X thì vẫn sinh sống và làm việc tại địa phương. Do đó, việc thu hồi nợ trở nên khó khăn.
Tư vấn thu hồi nợ do khách hàng không thanh toán tiền hàng
Với mục đích là xác định và ràng buộc nghĩa vụ thanh toán đối với các chủ thể là cá nhân – những người có ảnh hưởng tới Công ty LP vì Công ty LP đã dừng hoạt động trên thực tế, nên không thể thu hồi được bất kỳ tài sản nào của Công ty LP. Chúng tôi đưa ra phương án giải quyết theo các giai đoạn như sau:
*Giai đoạn 1: Làm rõ trách nhiệm thanh toán
Hiện tại, toàn bộ hồ sơ công nợ đều chỉ rõ trách nhiệm của Công ty LP. Tuy nhiên, vì lý do Công ty LP đã ngừng hoạt động, nên để có đủ cơ sở khởi kiện pháp lý với ông Nhan X cần xác định:
1. Thực hiện thủ tục khởi kiện
Vì khoản công nợ trên hoàn toàn không có thiện chí thanh toán từ phía con nợ, do đó việc thỏa thuận, thương lượng yêu cầu thanh toán không khả thi. Để đảm bảo quyền lợi cho Công ty CC, cần thực hiện thủ tục tố tụng tại Tòa án để nhanh chóng cưỡng chế toàn bộ tài sản hiện có của ông Nhan X.
2.Tổ chức thi hành bản án
Việc phối hợp với cơ quan Thi hành án để buộc ông Nhan X thực hiện nghĩa vụ thanh toán toàn bộ công nợ là vô cùng cần thiết. Cần phải có nghiệp vụ chuyên môn để tìm ra nguồn tài sản hiện có của ông Nhan X và phối hợp, tác nghiệp chặt chẽ với Thi hành án thực hiện việc xác minh, phong tỏa, cưỡng chế tài sản, tài khoản tránh dẫn đến tình trạng tẩu tán tài sản, gây bất lợi trong việc thu hồi công nợ.
Ngoài ra, cần phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại Campuchia để ngăn chặn việc phát tán tài sản mà ông Nhan X có tại Campuchia, vì thực tế tài sản của ông Chứa có thể hầu hết bên Campuchia.
3. Yêu cầu cấm xuất cảnh
Hiện tại, ông Nhan X thường xuyên qua Campuchia sinh sống và làm việc. Ông mua rất nhiều tài sản là động sản như xe cộ, máy móc,... phục vụ việc trồng mía của ông bên Campuchia. Tuy nhiên, ông vẫn có về Việt Nam để thăm vợ con tại tỉnh Long An. Do đó, để đảm bảo rằng ông không thể trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình, cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh đối với ông Nhan X.