BHXHVN - Điều kiện, mức hưởng đóng bảo hiểm xã hội 3 năm

Luật Sư: Lê Minh Công

11:03 - 13/08/2020

Hiện nay quy định của pháp luật cho phép người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội vì lý do cá nhân, vì vậy họ muốn dừng đóng bảo hiểm xã hội và nhận tiền bảo hiểm xã hội. Vậy trong trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 3 năm thì khi dừng đóng bảo hiểm xã hội sẽ lấy được bao nhiêu tiền? Mức hưởng là bảo nhiêu?

>>BHXHVN - Điều kiện, cách tính, mức hưởng bảo hiểm xã hội 2 năm

Đóng bảo hiểm xã hội 3 năm

Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.

1. Đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội 3 năm? 

Căn cứ Điều 60 Luật BHXH 2014 quy định rõ chỉ có 06 trường hợp người tham gia được rút BHXH một lần, cụ thể:

- Người lao động đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Người lao động đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ làm việc tại xã, phường, thị trấn).

- Người lao động ra nước ngoài định cư.

- Người lao động đang mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan, phong, lao nặng, HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Là sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu.

- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà có đủ 20 năm đóng (theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 93/2015 / QH13).

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội 03 năm như thế nào?

Căn cứ vào số năm đã đóng của người tham gia bảo hiểm, ở đây là đóng bảo hiểm xã hội 3 năm, cứ mỗi năm, người lao động được hưởng với mức là: 

- Người lao động được hưởng 1.5 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014. 

- Người lao động được hưởng 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. 

- Người lao động được hưởng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, tối đa 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội nếu đóng chưa đủ 01 năm.

 Cần lưu ý: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp người lao động mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng.

3. Cách tính bảo hiểm xã hội 3 năm?

Ngoài việc xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội 3 năm, thì người lao động cũng cần tính tiền lương bình quân theo bảng quy đổi do Bộ LĐ-TB & XH quy định áp dụng cho người lao động thuộc đối tượng hưởng chế độ tiền lương hiện hành do Nhà nước quy định.

Công thức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau: 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh từng năm = Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm tương ứng

Cần Lưu ý:

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm kinh phí Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ từ 1 đến 6 tháng thì được tính là nửa năm, từ trên 6 tháng đến 12 tháng trong năm.

- Người tham gia BHXH hưởng chế độ BHXH một lần thường được hưởng BHTN.

Như vậy, với cách tính đơn giản trên, người lao động hoàn toàn có thể tự tính tiền bảo hiểm xã hội 3 năm và nhiều năm khác. Từ đó, bạn có thể tính toán tiếp tục đóng BHXH hay dừng và nhận một lần. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ theo số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.

Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

>> BHXHVN - HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI 1 NĂM

Tư vấn đóng bảo hiểm xã hội 3 năm

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.