Con ngoài giá thú có được lấy họ cha không?

Luật Sư: Lê Minh Công

11:15 - 26/02/2020

Đời sống kinh tế - xã hội phát triển thì thực tiễn cuộc sống lại xảy ra nhiều biến động mà bắt buộc có sự can thiệp và áp dụng phát luật. Chẳng hạn, trường hợp một người phụ nữ độc thân sinh con ngoài giá thú với một người đàn ông đã có gia đình và người đàn ông ấy đang trong một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp thi đây rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc làm giấy khai sinh cho người con được sinh ra thì đó là nghĩa vụ và quyền của cha – mẹ. Vậy con ngoài giá thú có được lấy họ cha không? Để giải đáp vấn đề này, Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6512 của Công ty Tư vấn Luật DFC xin gửi đến bạn bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 123/2015/NĐ – CP Hướng dẫn chi tiết Luật Hộ tịch 2014 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Thông tư 15/2015/TT – BTP Hướng dẫn chi tiết Luật Hộ tịch 2014 và Nghị định số 123/2015/NĐ – CP của Bộ trường Bộ Tư pháp.

Nội dung tư vấn

1. Quyền được mang họ cha là quyền được pháp luật quy định

Con ngoài giá thú có được mang họ cha hay không là một quy định tương đối mới của pháp luật. Tuy rằng là một quy định mới nhưng quy định này được quy định và giải thích rất chi tiết ở Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định 123/2014/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết Luật Hộ tịch và cụ thể nhất là trong Thông tư 15/2015/TT – BTP.

Cụ thể, Điều 12 của Thông tư 15/2015/TT – BTP quy định, khi người có quyền yêu cầu làm giấy khai sinh mà có người khác yêu cầu và cơ quan nhà nước xác nhận việc quan hệ cha – con cho con ngoài giá thú được thực hiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết hợp làm giấy khai sinh cho con, trong đó ghi tên của người cha vừa được công nhận ấy.

2. Thủ tục, hồ sơ yêu cầu mang họ của cha cho con sau khi hoàn tất thủ tục nhận cha cho con

Để thực hiện việc kết hợp nhận cha cho con ngoài giá thú kết hợp với việc mang họ của cha được ghi nhận trong Giấy khai sinh thì những giấy tờ cần chứng minh mối quan hệ này trong hồ sơ bao gồm:

  • Trước hết là tờ khai đăng ký xin khai sinh cùng với tờ khai đăng ký nhận cha - con theo mẫu quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
  • Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác có hiệu lực pháp lý tương đương với giấy chứng sinh theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành có liên quan;
  • Có căn cứ khẳng định qua những bằng chứng thể hiện quan hệ cha - con theo quy định ở Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT –BTP.

Ngoài ra, các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Dựa vào thẩm quyền giải quyết thì cũng cần cung cấp những giấy tờ pháp lý sau:

  • Thẩm quyền thuộc về Ủy ban Nhân dân cấp xã thì các giấy tờ pháp lý được bổ sung thêm tại Khoản 1 và 2, Điều 16 và Điều 25 của Luật Hộ tịch năm 2014; 
  • Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì các giấy tờ pháp lý được bổ sung thêm tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 36 và Điều 44 của Luật Hộ tịch năm 2014.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

 
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.