Tư vấn chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không theo pháp luật năm 2021 – bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này cho bạn đọc, liên hệ 19006512 để được tư vấn trực tiếp nhanh gọn nhất.
Xem thêm: Vợ/chồng ngoại tình có quyền được chia tài sản chung không?
Tư vấn chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không
Tình huống: Chào Luật sư DFC, em và chồng cưới nhau được hơn năm nay rồi và chúng em đã có với nhau 01 bé 4 tuổi ạ, vừa qua em rất sốc khi nhận được thông tin chồng ngoại tình, em và chồng đã quyết định ly hôn nhưng em còn băn khoăn về việc ai sẽ được nuôi con. Vậy Luật sư cho em hỏi chồng em ngoại tình như vậy em có được quyền nuôi con không?. Em cảm ơn Luật sư.
Lời đầu tiên cho phép Luật sư DFC được gửi lời cảm ơn tới bạn vì đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến của Công ty Luật DFC. Về nội dung tư vấn chúng tôi đưa ra như sau:
Việc giữa bạn và chồng bạn ai là người có quyền được trực tiếp thực hiện việc nuôi con sau khi ly hôn, trước hết phải phụ thuộc vào các sự thỏa thuận của hai vợ chồng bạn. Nếu trường hợp không tiến hành thực hiện thỏa thuận được thì sẽ do phía tòa án thực hiện giải quyết. Khi đó, căn cứ vào quy định tại các điều dưới đây, tòa án sẽ đưa ra một quyết định để thực hiện giao con cho ai trực tiếp tiến hành nuôi dựa vào một trong số các cơ sở:
Một là, căn cứ vào toàn bộ quyền lợi về mọi mặt của con.
Hai là, xem xét các nguyện vọng của con nếu trong trường hợp mà con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Ba là, nếu trường hợp mà con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp thực hiện nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ hoàn toàn có đủ các điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc phía cha mẹ có các thỏa thuận khác phù hợp với các lợi ích của con.
Như bạn trình bày phía trên, con của bạn hiện nay đã được 4 tuổi, như vậy tòa án sẽ không cần phải thực hiện việc xem xét nguyện vọng của con bạn khi quyết định và con bạn không thuộc trường hợp như theo quy định tại khoản 3, điều 81 nêu trên nên khi đưa ra quyết định giao con cho ai nuôi tòa án sẽ căn cứ chủ yếu vào cơ sở thứ nhất đó là căn cứ vào các quyền lợi về mọi mặt toàn diện của con.
Xem thêm: Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn - Nộp ở đâu? Cần chuẩn bị những gì?
Trong trường hợp bạn và chồng không thể thực hiện được thỏa thuận ai là người trực tiếp nuôi thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
- Thứ nhất về điều kiện kinh tế (khá quan trọng): bạn chứng minh được về tiềm năng kinh tế, cũng như độ ổn định kinh tế của mình để đảm bảo cho việc nuôi các cháu ăn học, mình có thể chứng minh thông qua bảng lương, hoặc nếu kinh doanh thì thông qua các hóa đơn chứng từ,…
- Thứ hai là về đạo đức: bạn phải có thái độ đạo đức chuẩn mực, thương yêu con, quan tâm con, tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ;
- Thứ ba, là về thời gian thực tế dành cho cháu, bạn có gần gũi cháu ko, đi làm thì liệu có thời gian dành cho con được hay không;
- Thứ tư, là ngoài những yếu tố có lợi để nêu bật lên rằng bạn có khả năng nuôi cháu thì bạn có thể đưa ra các căn cứ, lập luận để chứng minh chồng mình ko có khả năng ( ví dụ nợ nần nhiều, đi làm, đi tiếp khách thì không thường xuyên ở nhà nên không có thời gian cho con,...)
Từ việc căn cứ vào các yếu tố trên Tòa sẽ quyết định xem bạn có đủ điều kiện nuôi cháu hay không.
Trên đây là toàn bộ bài viết của Luật sư DFC về việc tư vấn chồng ngoại tình có được quyền nuôi con không? Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn miễn phí luật hôn nhân gia đình.