Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống, hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Vậy trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con thì có phải cấp dưỡng nữa không? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 19006512 giải đáp tình huống sau của Khách hàng sẽ giải đáp vấn đề này:
Cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con thì có phải cấp dưỡng nữa không?
Nội dung tính huống:
“Tôi và anh H ly hôn với nhau từ năm 2017 theo Bản án ly hôn có hiệu lực của Tòa án Nhân dân huyện Q. Theo phần Quyết định của Bản án công nhận tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung là cháu M (sinh năm 2013); anh H bị hạn chế quyền thăm nom con (do có lối sống đồi trụy) trong vòng 3 năm. Ngoài ra, anh H còn có nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng 02 triệu đồng cho cháu M đến khi cháu đủ 18 tuổi. Nay anh H cho rằng anh bị hạn chế quyền nuôi con nên anh ta không chịu cấp dưỡng cho cháu M. Vậy xin hỏi Luật sư, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con thì có phải cấp dưỡng nữa không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”
Giải đáp tình huống: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của chị khi đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn qua Tổng đài. Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của chị như sau:
- Trước hết, theo như tình huống chị chia sẻ thì chị và anh H đã ly hôn nhau theo Bản án có hiệu lực của Tòa án, hai người không còn là vợ chồng. Tại phần Quyết định anh H bị hạn chế quyền nuôi con – tức với cháu M (chưa thành niên) trong vòng 3 năm do có lối sống đồi trụy theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là có căn cứ pháp luật.
- Tiếp đó, về hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền đối với con chưa thành niên theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì “Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.” Do đó, anh H vẫn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu M dù bị hạn chế quyền nuôi con.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con thì có phải cấp dưỡng nữa không. Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
L.S Lê Minh Công
Bài viết liên quan: