Hiện nay tình trạng trốn hay chậm đóng BHXH là một trong những vấn đề đáng được quan tâm, bởi nó gây ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp hoặc người sử dụng lao động. Do đó, người có hành vi chậm đóng đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bài viết dưới đây của Văn phòng tư vấn luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề phạt chậm đóng, lãi chậm đóng và cách tính lãi chậm đóng bhxh, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức nào về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội, nhưng có thể hiểu chậm đóng bảo hiểm xã hội là một hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, nó cỏ thể gây ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp hay người sử dụng lao động, theo đó người chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ khái niệm trên có thể thấy rằng người lao động nào có hành vi chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ theo quy định tại "Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", mức xử phạt như sau:
1 - Người lao động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không tham gia BHXH bắt buộc, BHTN, tham gia không đúng đối tượng, không đúng mức quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2 - Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây sẽ bị: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
+ Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp. (Khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội)
+ Không làm thủ tục xác nhận đóng BHTN cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng BHTN theo quy định.
+ Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về BHXH bắt buộc, BHTN của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
3 - Người sử dụng lao động có hành vi không cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH bắt buộc, BHTN theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ bị: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
4 - người sử dụng lao động sẽ bị: Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi sau:
+ Chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN;
+ Đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đúng với mức quy định (Không phải là trốn đóng);
+ Đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đủ với số người nằm trong diện đóng BHXH bắt buộc, BHTH (Không phải là trốn đóng).
5 - Người sử dụng lao động không đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho tất cả người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTN nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị: Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng.
6 - Người sửa dụng lao động trốn đóng BHXH bắt buộc, BHTN cho người lao động nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
7 - Khắc phục hậu quả gây ra: Truy nộp số tiền đóng BHXH bắt buộc, BHTN và tiền lãi phạt.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy trình thu bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm thẻ bảo hiểm 2017 quy định về hướng dẫn cách tính lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội như sau:
Thứ nhất: Đơn vị chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi chậm đóng BHXH tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chưa đóng.
Thứ hai: Phương thức tính lãi nộp chậm BHXH là: Ngày đầu hằng tháng.
Thứ ba: Công thức tính lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:
Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1)
Trong đó:
- Lcđi: Tiền lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN tính tại tháng i (đồng).
- Pcđi: Số tiền bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)
Trong đó:
Plki: Tổng số tiền bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: Số tiền bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức tháng: Số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN bằng số tiền phát sinh của tháng liền kề trước tháng tính lãi.
Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải nộp bằng tổng số tiền phải nộp của các tháng liền kề trước tháng tính lãi chưa đến hạn đóng.
k: là lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
+ Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, BHTN, BHTNLĐ, BNN: k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân năm trước liền kề theo tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố.
+ Đối với bảo hiểm y tế: k bằng 02 lần lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng hàng tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam của năm trước. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng của năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng lãi suất áp dụng cho kỳ hạn liền kề trước kỳ hạn 9 tháng.
Thứ tư: Mức phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN phải thu trong tháng, bao gồm: Số lãi chậm đóng lũy kế cuối tháng trước chuyển sang và tiền chậm nộp. tính trên số tiền chậm nộp phát sinh trong tháng được xác định theo quy định.
Trường hợp đơn vị không còn tại địa điểm đăng ký kinh doanh (đơn vị còn thiếu) đã được cơ quan BHXH đóng số tiền phải nộp và tiền lãi chậm nộp đến thời điểm đơn vị không còn ở địa điểm đã đăng ký thì đơn vị yêu cầu giao dịch lại, ngoài số nợ và lãi phải trả, còn phải trả lãi phát sinh của số nợ phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, TNLĐ, BNN kể từ thời điểm đơn vị ngừng hoạt động giao dịch theo lãi suất cho từng thời kỳ.
Thứ năm: Hàng năm, trong thời gian 15 ngày đầu tháng 01, Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố mức lãi suất bình quân tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN đối với BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an để thống nhất thực hiện.
Như vậy, trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội, theo đó hiện nay pháp luật hiện hành cũng quy định về cách tính mức phạt và lãi chậm nộp BHXH.
Để nắm rõ hơn về vấn đề về chậm đóng BHXH mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội miễn phí 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công