Tiền lương là gì? Đây là một thuật ngữ hết sức phổ biến trong đời sống, tuy nhiên để giải thích đúng cũng như hiểu đúng về ý nghĩa của tiền lương thì không phải ai cũng có thể làm được. Dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành, Công ty luật DFC chúng tôi sẽ đưa cho các bạn một góc nhìn rõ ràng nhất về tiền lương cơ bản, lương tối thiểu, tiền lương vùng,... nhằm giúp mọi người có thêm thông tin, tư liệu để khi tranh chấp xảy ra trong thực tế có cơ sở để bảo vệ cho quyền, lợi ích của mình.
Xem thêm: Quy định về mức lương thử việc theo quy định mới năm 2020
Nội dung tư vấn
Pháp luật hiện hành nước ta thừa nhận quyền tự do thỏa thuận về tiền lương (không trái luật) của người lao động và người sử dụng lao động. Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012 đã quy định: “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định”.
Khoản 2 Điều luật trên cũng quy định: “Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc”.
Như vậy dưới góc độ luật lao động, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng công việc, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên hoặc theo quy định pháp luật.
Từ định nghĩa trên có thể thấy các bộ phận cấu thành cơ bản của tiền lương bao gồm: tiền lương cơ bản, phụ cấp lương và tiền thưởng. Trong đó tiền lương cơ bản là mức tiền lương tối thiểu người lao động được nhận nếu đáp ứng đủ số lượng, chất lượng lao động đạt được trong điều kiện các bên đã thỏa thuận. Phụ cấp là khoản bổ sung cho người lao động phải làm việc trong điều kiện không bình thường có thể khác với sự thỏa thuận ban đầu. Tiền thưởng là phần trả cho những yếu tố mới, mang tính đột phá trong công việc của người lao động đem lại hiệu quả bất ngờ cho người sử dụng lao động.
Như đã phân tích ở trên ta có thể thấy tiền lương là một chế định của ngành luật lao động. Do đó, căn cứ theo nội dung được quy định trong Bộ luật lao động 2012 và các văn bản hướng dẫn có thể rút ra một số đặc điểm sau đây về tiền lương:
Thứ nhất, tiền lương được thể hiện bằng hình thức tiền mặt. Theo quy định Điều 59, BLLĐ 2012 việc trả lương phải được thực hiện bằng tiền mặt. Các bên chỉ có thể thỏa thuận việc trả lương một phần bằng séc hay ngân phiếu do Nhà nước phát hành với những điều kiện kèm theo. Điều đó cho thấy mọi hình thức trả lương khác đều là trái pháp luật, kể cả trường hợp hai bên có thỏa thuận.
Thứ hai, tiền lương được xác lập theo sự tự do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không được thấp hơn mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đây là nội dung được thể hiện tại khoản 1, Điều 90, BLLĐ 2012. Vậy mức lương tối thiểu ở đây là gì? Căn cứ quy định khoản 1, Điều 91, BLLĐ 2012 thì nó là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”
Thức tế hiện nay có hai loại tiền lương tối thiểu là tiền lương tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu ngày
- Tiền lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định, áp dụng cho người lao động làm việc ở từng vùng lãnh thổ nhất định. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, mức sống của dân địa phương… là những yếu tố cơ bản để phân vùng và quy định mức lương tối thiểu theo vùng. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mức lương trên thi trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Chi tiết căn cứ theo nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng năm 2020 là
- Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
- Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
- Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
- Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
- Tiền lương tối thiểu ngày
Đây là mức lương áp dụng cho người lao động làm việc trong ngành hoặc nhóm ngành nhất định có được ghi nhận tại khoản 3, Điều 91, BLLĐ 2012, theo đó mức lương này được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thề ngành nhưng phải cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
Thứ ba, hình thức trả lương được quy định tại khoản 1, Điều 94, BLLĐ 2012 cho phép người sử dụng lao động có thể lựa chọn ba hình thức trả lương là:
Hình thức này phải được duy trì trong thời gian nhất định và nếu cần thay đổi thì người sử dụng lao động phải thông báo trước ít nhất 10 ngày cho người lao động biết.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề tiền lương 2020 hoặc tiền lương cơ bản năm 2020 mà chúng tôi muốn bạn đọc nên hiểu và nắm vững. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề tiền công hay tiền lương mà cần được giải đáp, xin vui lòng liên hệ về số hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.
Xem thêm: Các hình thức và trình tự xử lý kỷ luật lao động mới nhất 2020
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công