Tư vấn thành viên trong họ tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Luật Sư: Lê Minh Công

14:32 - 04/06/2021

Tranh chấp tài sản chung của dòng họ là một dạng tranh chấp tài sản chung với sự tham gia thành viên trong dòng họ. Đây là dạng tranh chấp phổ biến hiện nay mà nguyên nhân chủ yếu do mặt giá trị của tài sản tranh chấp. Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua việc giải quyết tình huống sau sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn về nội dung tư vấn thành viên trong họ tranh chấp tài sản chung của dòng họ như sau:

tranh chấp tài sản chung của dòng họ
Tư vấn thành viên trong họ tranh chấp tài sản chung của dòng họ

Nội dung tình huống: Anh Hoàng H. (42 tuổi) có gửi đến hòm thư điện tử luatsudfc@gmail.com của Công ty Luật DFC như sau: 

“Kính chào Luật sư! Tôi có một vấn đề như sau kính mong được sự tư vấn của Luật sư: dòng họ tôi có một nhà thờ được xây dựng từ thời vua Khải Định (triều Nguyễn), mảnh đất dựng nhà thờ họ không đứng tên của ai cả. Trên mảnh đất đó trước đây có cho một người là con gái trong họ trông nom, bà này có dựng một ngôi nhà cấp 4 trong khu đất để ở và gia đình bà sống tại đó khoảng trên 30 năm. Khi cả 2 ông bà mất (cách đây hơn 10 năm) thì các thành viên trong họ thay nhau trông nom nhà thờ. Trong cả quá trình nhờ bà ấy trông nom và cho đến lúc bà mất đều không có giấy tờ gì liên quan đến việc giao và nhận đất cả mà chỉ là các cụ nói miệng với nhau. Gần đây con gái của bà ấy về và cho rằng phần đất xây nhà cấp 4 đó là thuộc về gia đình của bà vì gia đình bà đã sống ở đó trên 30 năm và yêu cầu họ tôi trả lại phần đất đó. Vậy xin luật sư cho biết việc đòi họ tôi trả đất như vậy là đúng hay sai? Xin chân thành cảm ơn!”

Giải đáp tình huống: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư tư vấn của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài tư vấn 19006512 cảm ơn sự tin tưởng của anh vì đã gửi đến nội dung tình huống. Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp nội dung tình huống trên của anh như sau:

**Tư vấn thành viên trong họ tranh chấp tài sản chung của dòng họ

- Thứ nhất, tình huống anh nêu trên có khả năng xác định là tranh chấp về quyền sử dụng đất nên thẩm quyền giải quyết được quy định tại Điều 202 và Điều 203 Luật Đất đai 2013. Trước tiên, một trong các bên phải nộp đơn tới UBND cấp xã nơi có mảnh đất để được hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì có thể gửi đơn tới Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định pháp luật.

- Tiếp đó, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Đất đai 2013 thì có các căn cứ để xác lập quyền sử dụng đất là:

  • Nhà nước có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất;
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Do vậy nếu người đòi quyền sử dụng đất của dòng họ có một trong các căn cứ chứng minh về căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của họ thì họ có thể đòi được diện tích nhà đất đó.

Nếu họ khiếu kiện để đòi đất thì cần phải có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ – CP hoặc theo Điều 101 Luật Đất đai 2013.

Về phía nhà thờ họ cũng cần phải có căn cứ pháp lý để chứng minh diện tích đất đó thuộc sự quản lý, sử dụng hợp pháp của dòng họ. Nếu dòng họ của bạn không có giấy tờ gì về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thì sẽ không được pháp luật bảo vệ.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung tư vấn thành viên trong họ tranh chấp tài sản chung của dòng họ. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc để được tư vấn luật đất đai qua điện thoại, vui lòng liên hệ qua Tổng đài 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

Bài viết liên quan: Trình tự hòa giải và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.