Trình tự hòa giải và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Luật Sư: Lê Minh Công

11:19 - 17/01/2020

Từ trước đến nay, đất đai là vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi phải có sự những trình tự giải quyết tranh chấp đất đai thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản dưới luật hướng dẫn có liên quan thì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được ghi nhận rất đầy đủ và chi tiết.

Hiện nay, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những dịch vụ pháp lý quan trọng được các thực thể pháp lý như các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực pháp luật tư vấn tranh chấp đất đai và tranh tụng.

Đến với Công ty Tư vấn Luật DFC, dịch vụ tư vấn giải quyết những vấn đề tranh chấp có liên quan đễn lĩnh vực đất đai, cách giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được những chuyên gia tư vấn và tranh tụng hàng đầu, giàu kinh nghiệm giúp đỡ bạn.

Tìm hiểu thêm: 

Và để làm rõ vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết và các vấn đề liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất, Công ty Tư vấn Luật DFC xin gửi đến bạn bài viết sau:

Nếu quý khách có bât cứ thắc mắc về luật pháp liên quan đến tranh chấp đất đai có thể liên hệ tổng đài  tư vấn pháp luật đất đai 1900.6512 để được các luật sư của DFC giải đáp.

Trình tự hòa giải và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Nghị định số 43/2014/NĐ – CP hướng dẫn chi tiết một số quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Nội dung tư vấn

1. Dịch vụ tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những dịch vụ pháp lý của Công ty Tư vấn Luật DFC

Công ty Tư vấn Luật DFC là một thực thể pháp lý hoạt động trong lĩnh vực pháp luật. Được thành lập từ năm 2004 đến nay, trải quan hơn 15 năm hình thành và phát triển, DFC là địa chỉ uy tín và tin cậy dành cho khách hàng. Với phương châm lấy niềm tin của khách hàng làm động lực cho hoạt động của DFC. DFC cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên môn trong các lĩnh vực pháp luật thường nhật: hình sự, dân sự, thừa kế, hôn nhân và gia đình, lao động, bảo hiểm… Trong đó có cả lĩnh vực liên quan đến pháp luật đất đai bao gồm dịch vụ luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng tại Tòa.

Luật sư DFC tư vấn về tranh chấp đất đai

 

Quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ luật sư tư vấn qua Tổng đài trực tuyến 1900.6512 hoặc liên hệ đặt lịch làm việc ngay tại trụ sở và chi nhánh công ty.

  • Ở miền Bắc, trụ sở chính của Công ty được đặt tại Số 03, Lô 01, Liền kề 27/28 Dương Nội, Đường Lê Trọng Tấn, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
  • Ở miền Nam có chi nhánh hoạt động có trụ sở tại Số 16, Đường số 01, KDC Cityland, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài dịch vụ pháp lý luật sư tư vấn thì DFC còn cung cấp cho Quý khách hàng dịch vụ luật sư tranh tụng trong lĩnh vực đất đai nói chung và thủ tục giải quyết các tranh chấp đất đai nói riêng. Với đội ngũ luật sự đông đảo, giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp thì DFC sẽ là trung tâm có uy tín và trách nhiệm trong việc giải quyết những vấn đề của bạn.

2.  Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Khoản 25 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 thì luật tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 đã quy trình hòa giải đất đai bao gồm những bước như sau:

  • Bước 01: Người sử dụng đất có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất được Nhà nước khuyến khích tự hòa giải ở cơ sở hoặc tự mình tiến hành hòa giải. Chẳng hạn, người sử dụng đất đai thỏa thuận hòa giải với nhau dưới sự chứng kiến của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố… Quy trình hòa giải này không bắt buộc. 
  • Bước 02: Nếu việc hòa giải ở cơ sở hoặc tự hòa giải mà không thành hoặc các bên không tiến hành việc hòa giải ở cơ sở thì giữa những người sử dụng đất với nhau sẽ gửi đơn đến Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường , thị trấn nơi có mảnh đất đó để hòa giải. Nếu việc hòa giải ở Ủy bạn Nhân dân cấp xã mà không thành mà các bên đưa vụ việc tranh chấp ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết thì đây là quy trình hòa giải bắt buộc.

Lưu ý: Thẩm quyền tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai ở Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn thuộc về Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp đó giải quyết và có sự phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội khác.     

3. Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp có Sổ đỏ và và không có Sổ đỏ

Để tiến hành việc khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự về đất đai được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 hiện hành thì bắt buộc phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó viêc này theo đúng quy trình giải quyết tranh chấp đất đai. Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã không thành thì được giải quyết như sau:

3.1. Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp có Sổ đỏ

Theo quy định được quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì về quy định về luật tranh chấp đất đai mà đương sự có Sổ đỏ (tức có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai ấy thuộc về Tòa án Nhân dân. Cụ thể, theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ấy là Tòa án Nhân dân nơi có bất động sản ấy.

Về hồ sơ, những giấy tờ cần để tiến hành khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai bao gồm những giấy tờ sau: đơn khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai; các giấy tờ sử dụng đất được quy định theo Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013; chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước nhân dân hoặc các giấy tờ pháp lý có hiệu lực thay thế khác; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành có chữ ký của hai bên và có dấu xác nhận của chính quyền cấp xã nơi có bất động sản đang bị tranh chấp đó…

Về trình tự thủ tục giải quyết: sau khi hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã đầy đủ những giấy tờ nói trên, người khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản ấy bằng một trong các cách sau đây (nộp trực tiếp tại Tòa, nộp qua bưu điện, nộp qua cổng thông tin điện tự của Tòa án nếu có).Sau khi xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lý thì Tòa án sẽ tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

3.2. Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp không có Sổ đỏ

Tại Khoản 2 Điều 202 của Luật Đất đai năm 2013 thì trường hợp xảy tranh chấp đất đai không có Sổ đỏ (tức không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì những bên tranh chấp chỉ được lựa chọn một trong các hình thức giải quyết sau mà không đồng thời được áp dụng cả hai hình thức giải quyết:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban Nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết:

  • Trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Nếu không đồng ý với việc giải quyết của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại lên Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện một vụ án liên quan đến quyết định hành chính ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền.

  • Trường hợp tranh chấp đất đai xảy ra giữa các bên mà trong đó có một bên tranh chấp là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, cơ sở tôn giáo thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tính. Nếu không đồng ý với việc giải quyết của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh thì các bên tranh chấp có quyền khiếu nại gửi lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện một vụ án liên quan đến quyết định hành chính ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai ra Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo trình tự và thủ tục được ghi nhận trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành.

4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là thời hạn mà những người tranh chấp đất đai ấy được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án tranh chấp đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân mình. Và nếu thời hạn đó kết thúc thì những người tranh chấp đất đai ấy không còn quyền quyền khởi kiện.

Đối với thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai thì theo quy định cụ thể tại Điều 155 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Trân trọng!

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.