Tội bôi nhọ danh dự của người khác liệu có cấu thành tội phạm hay không, nếu có thì có phải mọi hành vi xúc phạm nhân phẩm danh dự của ngừơi khác đều là hành vi phạm tội: hay nếu là tội phạm thì vấn đề khung hình phạt của tội này cụ thể như thế nào? Và hành vi tội bôi nhọ xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác trên Facebook bị xử phạt ra sao? Bài viết dưới đây sẽ đi phân tích, làm rõ cho bạn đọc những vấn đề cơ bản xoay quanh nội dung này.
Tội xúc phạm danh dự người khác là tội gì? Trước tiên, khẳng định rằng, hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác nếu thỏa mãn một vài điều kiện khác có thể cấu thành tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành (BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung 2017), cụ thể:
Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có thể bị xử lý hình sự
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Cụ thể, ta đi phân tích các yếu tố cấu thành tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác này như sau:
Cần chú ý rằng, tội làm nhục người khác chỉ bị khởi tố hình sự khi có yêu cầu của bị hại (căn cứ vào Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015). Tức là chỉ trong trường hợp bị hại có làm đơn hoặc trực tiếp đến yêu cầu cơ quan điều tra yêu cầu thì lúc đó mới có căn cứ khởi tố vụ án hình sự về Tội làm nhục người khác.
Hình phạt:
Hình phạt chính:
Phạm tội thông thường: phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
Hình phạt bổ sung:
Người phạm tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xử phạt hành chính:
Nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các đối tượng trên chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a, khoản 1; điểm d khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…”
Theo thủ tục dân sự:
Trong trường hợp nhận thấy việc bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm không đến mức nghiêm trọng, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cấu thành tội phạm thì Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp khong có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác (Điều 34 Bộ luật dân sự 2015)
Có thể thấy rằng, hành vi sử dụng Facebook để bôi nhọ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác ngày càng trở nên phổ biến, vậy hành vi này bị xử lý ra sao?
Tội bôi nhọ xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác trên Facebook bị xử phạt như nào
Dựa vào những phân tích cụ thể như trên, nếu hành vi bôi nhọ, xúc phạm nhân phẩm người khác trên Facebook thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; xử phạt hành chính hoặc xử lý theo thủ tục dân sự tùy theo tính chất, mức độ cũng như ý chí của người bị hại.
Tùy những trường hợp, tình huống cụ thể lại phát sinh những tình tiết, căn cứ khác nhau để định tội danh và xác định khung hình phạt, do đó trong trường hợp cần thiết, bạn đọc có thể tìm đến dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí qua Tổng đài số 19006512 nhấn phím 3 của Công ty Luật DFC để được tư vấn, giải đáp mọi khó khăn, vướng mắc về pháp luật. Bạn đọc cũng có thể liên hệ để hẹn gặp trực tiếp luật sư tư vấn qua điện thoại hoặc giải quyết tại văn phòng của DFC hoặc tại địa chỉ bạn đọc lựa chọn.
Lời kết: Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra cho bạn đọc những vấn đề cơ bản nhất về hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị xử lý như thế nào, trong trường hợp phạm tội thì khung hình phạt ra sao… Mong bài viết phần nào giúp ích cho bạn đọc!