Yếu Tố Cấu Thành Tội Đánh Người Gây Thương Tích

Luật Sư: Lê Minh Công

10:06 - 04/10/2019

Trong cuộc sống xã hội hàng ngày, xã hội luôn phát triển và biến động, mâu thuẫn xã hội xảy ra là điều tất yếu. Trong đó, những mâu thuẫn cá nhân với nhau là trường hợp điển hình nhất bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân mà chủ yếu do tranh chấp quyền và lợi ích. Luật hình sự đánh người gây thương tích ra đời để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Tuy nhiên, không phải lúc nào các cá nhân cũng lựa chọn Luật pháp là biện pháp giải quyết ngay từ đầu. Một trong các biện pháp mà họ lựa chọn và sử dụng để giải quyết mâu thuẫn với nhau là sử dụng “nắm đấm”, “vũ lực” dẫn đến những hậu quả khôn lường cho xã hội. Hành vi sử dụng “nắm đấm” với nhau mà dẫn đến việc gây tổn hại cho thân thể và sức khỏe của người khác chính là hành vi đánh người gây thương tích

Tìm hiểu thêm:

 

Liên hệ 1900.6512 để được tư vấn miễn phí

Vậy tội đánh người gây thương tích có vi phạm quyền hay không? Đánh người gây thương tích là phạm tội gì? Luật đánh người gây thương tích tích quy định như thế nào? Và vấn đề thủ tục và đơn tố cáo tội đánh người gây thương tích ra sao? Công ty luật DFC xin giải đáp thắc mắc tới bạn như sau.

Cơ sở pháp lý

  • Căn cứ vào Bộ luật hình sự cố ý đánh gây thương tích năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017;
  • Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015;
  • Căn cứ vào Bộ luật Dân sự  năm 2015;
  • Căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
  • Căn cứ vào Thông tư 20/2014/TT-BYT quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

1. Tội đánh người gây thương tích là tội gì?

Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đánh người gây thương tích 

Tội đánh người gây thương tích nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có tên gọi đầy đủ là “Tội cố ý đánh gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” được ghi nhận ở Điều 134.

“Điều 134. Tội cố ý đánh gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

Phạm tội đối với 02 người trở lên

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức đánh người gây thương tích;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội đánh người gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

Theo đó, người có hành vi đánh người gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm của tội này, bao gồm:

  • Mặt khách thể: tội này xâm phạm quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
  • Mặt khách quan: tội phạm thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác một cách trái pháp luật. Do đó, người có hành vi đánh người gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự một trong hai trường hợp sau được quy định tại Khoản 1 Điều 134
  • Gây tổn thương cơ thể người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể, đánh người gây thương tích trên 11% đến 30%;
  • Gây tổn thương cơ thể người khác, đánh người gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k tại khoản 1 Điều 134.
  • Mặt chủ quan: người phạm tội thực hiện hành vi đánh người gây thương tích với lỗi cố ý. Mục đích của hành vi nhằm gây ra tổn thương về cơ thể cho nạn nhân. 
  • Mặt chủ thể: người phạm tội là người từ đủ 14 tuổi trở nên được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và không thuộc các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự.

3. Khung hình phạt của hành vi đánh người gây thương tích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

Tội đánh người thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm 07 khung hình phạt, trong đó khung hình phạt cao nhất là hình phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân và thấp nhất là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm. Cụ thể như sau:

  • Khung hình phạt ở Khoản 1: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đánh người gây thương tích trên 11% đến 30% hoặc đánh người gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 2: Người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 3: Người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 4: Người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 5: Người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  • Khung hình phạt ở Khoản 6: Người phạm tội gây thương tích cho người khác sẽ bị phạt tiền từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân trong các trường hợp sau: (i) Làm chết 02 người trở lên; (ii) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; (iii) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
  • Khung hình phạt ở Khoản 7: Người chuẩn bị phạm tội này sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Về việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể % của người bị hành vi đánh người gây thương tích gây ra được hướng dẫn ở Phụ lục 01 Thông tư 20/2014/TT-BYT trong giám định pháp y về hành vi đánh người gây thương tích gây ra.

Ngoài ra, người có hành vi đánh người gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình thì còn phải chịu trách nhiệm dân sự về vấn đề bồi thường sức khỏe bị xâm hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015. Mức bổi thường thiệt hại do các bên tự thỏa thuận với nhau; nếu không tự thỏa thuận được với nhau thì mức tối đa mà người bị hành vi đánh người gây thương tích gây ra là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật. 

4. Có phải trong tất cả các trường hợp, đánh người gây thương tích sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Nếu hành vi đánh người gây thương tích nhẹ mà không đáp ứng đầy đủ những tình tiết cấu thành tội phạm kể trên thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ, mà chúng ta thường gọi đó là hành vi đánh người gây thương tích nhẹ - tức không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Vậy trong trường hợp này, người gây ra hành vi trên phải chăng sẽ được vô sự? 

Vấn đề này đã được dự liệu trong các quy định của pháp luật, cụ thể là việc người có hành vi đánh người gây thương tích nhẹ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 167/2013/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể:

Điều 5.Vi phạm quy định về trật tự công cộng

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

5. Trình tự, thủ tục kiện đánh người gây thương tích

Trình tự, thủ tục kiện đánh người gây thương tích gồm những bước như thế nào? Người có hành vi đánh người gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm về mặt hình sự thì ngoài việc phải đáp ứng những yêu cầu về cấu thành tội phạm theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 kể trên thì còn phải đáp ứng những yêu cầu vể trình tự, thủ tục theo quy định về tố tụng hình sự theo quy định ở Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Cụ thể, tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về việc chỉ dược khởi tố một vụ án hình sự khi có đơn yêu cầu của người bị hại trong phạm vi thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 134, Điều 135, Điều 136, Điều 138, Điều 139, Điều 141, Điều 143, Điều 155, Điều 156, Điều 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Như vậy, muốn khởi tố vụ án người có hành vi cố ý đánh gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự thì tất yếu cần có đơn yêu cầu khởi kiện của người bị hại.

Về thời gian khởi kiện đánh người gây thương tích

Theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của bạn thì Cơ quan Điều tra cần điều tra, thu thập tin tức, thu thập chứng cứ và ra một trong số các quyết định sau: đình chỉ giải quyết vụ án; quyết định khởi tố vụ án hình sự… Với những vụ án có nội dung chứa đựng những tình tiết khó xác định thì có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng và có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng với việc có sự đồng ý phê chuẩn của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân cùng cấp.

Về nội dung của đơn khởi kiện đánh người gây thương tích

Đơn khởi kiện của người bị hại đối với hành vi đánh người gây thương tích phải tuân thủ những quy định về nội dung nói chung được quy định tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm những nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Lưu ý: Đơn khởi kiện đi kèm phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. (Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015).

Về thẩm quyền thủ tục nhận và giải quyết đơn khởi kiện

Nạn nhân của hành vi đánh người gây thương tích có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền theo những cách sau được quy định tại Điều 190 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Ngày khởi kiện là ngày nạn nhân của hành vi đánh người gây thương tích nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trong trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày bị hại gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Bị hại phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp bị hại không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.

Về vấn đề rút đơn khởi kiện và hậu quả pháp lý của nó

Như đã phân tích ở trên, điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 là điều luật truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh người gây thương tích thì cần có đơn khởi kiện của người bị hại. Tuy nhiên, không đương nhiên khi nạn nhân rút đơn khởi kiện thì cơ quan tiến hành tố tụng không thể tiếp tục điều tra và khởi tố vụ án hình sự. Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng vẫn được điều tra và khởi tố vụ án hình sự khi bị hại rút đơn khởi kiện, đó là:

  • Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  • Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn, mọi thắc mắc về luật hình hình sự liên hệ tổng đài tư vấn luật hình sư 19006512 của DFC để được các luật sư tư vấn và giải đáp.
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.