Tội phạm liên quan đến tình trạng buôn lậu đang diễn ra vô cùng phổ biến nhất là ở các khu vực biên giới quốc gia. Chính vì thể việc hiểu rõ kiến thức pháp luật về tội buôn lậu, tội buôn lậu vàng, tội buôn lậu gỗ hoặc tội buôn lậu xe ô tô là hết sức cần thiết nhằm nhanh chóng và kịp thời phát hiện, ngăn chặn được tội phạm này thì bài viết dưới đây của Chúng tôi – Đội ngũ chuyên viên tư vấn của Công ty Luật tư vấn luật DFC sẽ giúp bạn bạn hiểu dõ hơn tội buôn lậu là gì, Tội buôn lậu bị phạt như thế nào sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hành vi buôn lậu có thể hiểu một cách cơ bản là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật về hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm qua biên giới Việt Nam.
Tội buôn lậu là gì và bị phạt như thế nào
Tội buôn lậu là một tội danh hình sự được quy định tại Điều 188 trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 với việc người phạm tội thực hiện hành vi buôn lậu mà thuộc một trong các trường hợp sau:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 thì khu phi thuế quan được hiểu là: “khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.”
Đường biên giới quốc gia là đường phân định giới hạn lãnh thổ hay lãnh hải của một nước với một nước tiếp giáp khác hoặc với hải phận quốc tế. Biên giới quốc gia bao gồm đường biên giới quốc gia trên bộ và đường biên giới quốc gia trên biển.
Mội người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 trong trường hợp người ấy đáp ứng đầy đủ những yếu tố cấu thành tội phạm của tội đó. Trường hợp người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn lậu theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu đáp ứng những yếu tố cấu thành sau:
Tội phạm xâm phạm về chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước về ngoại thương và an ninh biên giới.
Đối tượng tác động của tội buôn lậu là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật.
Mặt khách quan của tội phạm được thực hiện thông qua một trong các hành vi sau đây:
Thủ đoạn thực hiện của loại tội phạm này rất đa dạng. Chẳng hạn như không khai báo hoặc khai báo nhưng khai báo gian dối; thực hiện hành vi làm giả mạo giấy tờ như hóa đơn, biên bản để qua mặt các cơ quan chức năng;…
Lưu ý:
Người được thuê vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới mà có khả năng biết rõ là được thuê vận chuyển trái phép cho người khác buôn lậu thì bị coi là đồng phạm của tội buôn lậu;
Trường hợp thực hiện hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật về hàng hóa mà pháp luật Việt Nam không cho phép kinh doanh buôn bán thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng. Chẳng hạn như buôn bán qua qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật về hàng hóa là ma túy thì người phạm tội sẽ bị truy cứu truy cứu trách nhiệm về tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Điều 251 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tội phạm được thực hiện hoàn toàn với lỗi cố ý. Người phạm tội buôn lậu thực hiện hành vi này biết rõ hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố tình thực hiện.
Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc là pháp nhân thương mại.
Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định bao gồm 06 khung hình phạt: 05 khung hình phạt được áp dụng với cá nhân người phạm tội và 01 khung hình phạt được áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội. Cụ thể như sau:
Khung hình phạt ở Khoản 01: Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý theo quy định sẽ bị áp dụng hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 02: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i của Khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 03: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng thì bị phạt tiền từ 1 tỷ 500 triệu đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 04: Người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau vật phạm pháp trị giá 1 tỷ đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên hoặc lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm;
Khung hình phạt ở Khoản 05: Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hàng hóa trị giá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;
Như đã phân tích và khẳng định ở bên trên, đối tượng tác động của tội buôn lậu bao gồm hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật. Như vậy, có thể khẳng định rằng vàng, gỗ và ô tô là đối tượng của tội buôn lậu.
Theo quy định hướng dẫn tại Thông tư số17/2014/TT-NHNN thì kim khí quý được hiểu là các loại kim loại thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim loại quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành trong đó có vàng, bạc, bạch kim…
Theo quy định tại Khoản 01 Điều 188 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi buôn lậu vàng, ô tô, gỗ trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Những vấn đề pháp lý về tội buôn lậu vẫn còn đang rất nhiều khúc mắc gây khó khăn cho người dân trong việc tiếp thu cũng như áp dụng vào thực tế để khắc phục tình trạng này mời bạn đọc liên hệ với luật sư tư vấn miễn phí của DFC qua Hotline 19006512 để được tư vấn tận tình cũng như trợ giúp pháp lý tốt nhất về vấn đề này. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.