Thực tế, qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí số 1900 6512 của Công ty luật DFC, nhận được không ít những câu hỏi, băn khoăn của bạn đọc như thủ tục cho nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào, thủ tục nhận con nuôi đích danh, thủ tục nhận nuôi con nuôi bị bỏ rơi, thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh…. Do đó, bài viết dưới đây xin đi tiếp cận làm rõ vấn đề xung quanh thủ tục nhận nuôi con nuôi 2020, mong phần nào giúp ích cho bạn đọc!
thủ tục cho nhận con nuôi ở việt nam
Căn cứ theo quy định nhận con nuôi ở Việt Nam tại Điều 8 Luật nuôi con nuôi 2010 thì người được nhận làm con nuôi đảm bảo điều kiện sau:
Ngoài ra, cần lưu ý là cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày (căn cứ theo Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010).
Như vậy, đối với trường hợp cụ thể là thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh, hay thủ tục nhận con nuôi bị bỏ rơi theo quy định của pháp luật phải đảm bảo con được sinh ra ít nhất 15 ngày và dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 thì người nhận nuôi con nuôi phải đảm bảo điều kiện:
Căn cứ vào Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010 thì việc nhận nuôi con nuôi phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận con nuôi. Trường hợp người đươc nhận nuôi con nuôi là trẻ em từ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của đứa trẻ đó.
Sự đồng ý cho làm con nuôi này phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc hoặc không bị đe dọa hay mua chuộc, và không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc các lợi ích vật chất khác.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam, bao gồm thủ tục nhận con nuôi bị bỏ rơi, thủ tục nhận con nuôi là trẻ sơ sinh… đều tuân theo các quy định chung của pháp luật, cụ thể là luật nuôi con nuôi 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn, liên quan khác…, theo đó:
Thủ tục nhận nuôi con nuôi 2020, về vấn đề hồ sơ nhận nuôi con nuôi cụ thể như sau:
Người nhận nuôi con nuôi phải nộp hai bộ hồ sơ (một bộ hồ sơ của mình; một bộ hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi (căn cứ tại Điều 19 Luật nuôi con nuôi 2010)
Về hồ sơ của người nhận con nuôi, quy định tại Điều 17 Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể bao gồm:
Về hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật nuôi con nuôi 2010, theo đó, bao gồm:
Lưu ý là cha mẹ đẻ hoặc người giám hoặc cơ sở nuôi dưỡng sẽ lập hồ người được giới thiệu làm con nuôi.
Căn cứ vào Điều 20, Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010 thì thủ tục nhận nuôi con nuôi cụ thể như sau :
Nhận con nuôi đích danh cơ bản hiểu là trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, và xác định rõ nhận đứa trẻ nào muốn nhận là con nuôi (yếu tố đích danh). Theo đó, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh nếu họ thuộc một trong các trường hợp sau : Họ là cha dượng, mẹ kế của đứa trẻ ; Họ là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của đứa trẻ… (Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010).
Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ nhận nuôi con nuôi đích danh (cụ thể các tài liệu, giấy tờ quy định tại Điều 31, 32 Luật nuôi con nuôi 2010) và nộp cho Bộ tư pháp thông qua các cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước người nhận con nuôi thường trú hoặc nộp trưc tiếp hồ sơ cho Bộ tư pháp.
Bước 2: Sở tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ tư pháp phối hợp kiểm tra, quyết định việc cho nhận con nuôi đích danh (căn cứ vào Luật nuôi con nuôi 2010).
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản đã chỉ ra và phân tích cho bạn đọc về thủ tục nhận nuôi con nuôi. Nếu bạn đọc có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng hay liên quan đến luật nuôi con nuôi, luật hôn nhân gia đình hay lĩnh vực luật khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn hốn nhân gia đình số 1900 6512 của Công ty luật DFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của DFC sẵn sàng giải quyết mọi vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn !