Hiện nay việc hoàn trả số tiền tạm ứng án phí đương sự đã nộp theo bản án, quyết định của tòa án hiện nay được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Thủ tục hoàn trả tạm ứng án phí Thi hành án dân sự như thế nào? Thời hạn hoàn trả bao lâu? Cần chuẩn bị những văn bản tài liệu gì? Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục tục này mới bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn giải quyết thi hành án
Tư vấn thủ tục hoàn trả tạm ứng án phí Thi hành án dân sự - 19006512
Trong bản án hoặc quyết định của tòa đã có hiệu lực pháp luật xác định đương sự được hoàn lại một phần hoặc toàn bộ tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu thi hành án mới nhất
*Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 36 luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014:
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền chủ động ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành đối với phần bản án, quyết định sau:
Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;
…..
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.
*Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28 về Chuyển giao bản án, quyết định:
"Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật."
Như vậy trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bản án hoặc quyết định tòa án phải có trách nhiệm chuyển giao cho cơ quan thi hành án và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thủ trưởng cơ quan thi hành án phải ra quyết định thi hành án. Như vậy việc hoàn trả án phí là thi hành án chủ động của cơ quan thi hành án, người được hoàn tiền án phí theo bản án hoặc quyết định của Tòa không cần làm đơn đề nghị thì hành án.
Xem thêm: Ý nghĩa và đặc điểm việc giải quyết Thi hành án dân sự tại DFC
Căn cứ khoản 1 điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự. Thì người được thi hành án cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Sau khi có quyết định thi hành án chủ động từ phía cơ quan thi hành án căn cứ khoản 2 điều 17 Thông tư số 01/2016/TT-BTP người được thi hành án được hoàn tiền theo một trong các phương thức sau:
- Đương sự trực tiếp đến nhận tiền tại trụ sở cơ quan thi hành án: Trong trường hợp này, Chấp hành viên yêu cầu kế toán, thủ quỹ thi hành án làm thủ tục thanh toán;
- Đương sự ủy quyền cho người khác thay mặt họ nhận: Trong trường hợp này, người nhận thay phải có giấy ủy quyền hợp pháp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
+ Căn cước công dân/chứng minh nhân dân; hộ chiếu;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để đối chiếu (các giấy tờ trên phải là bản chính);
+ Hồ sơ thi hành án lưu bản sao giấy ủy quyền, căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Chứng từ kế toán lưu giữ bản chính giấy ủy quyền và bản photo Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Đương sự đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản: Trường hợp này, đương sự phải có đơn đề nghị chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản:
+ Đơn đề nghị ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận tiền, số tài khoản (trong trường hợp chuyển khoản), được gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện;
+ Trên cơ sở đơn đề nghị của đương sự, Chấp hành viên đề nghị kế toán lập phiếu chi và thực hiện gửi tiền cho đương sự qua bưu điện hoặc chuyển khoản;
+ Cước phí chuyển tiền qua bưu điện hoặc chuyển khoản do người nhận tiền chịu và được trừ vào số tiền họ được nhận;
+ Giấy chuyển tiền qua bưu điện và phiếu báo nhận tiền (bản chụp) lưu trong hồ sơ thi hành án cùng với phiếu chi, bản chính lưu tại bộ phận kế toán.
Xem thêm: Tại sao Thi hành án gặp khó khăn trong việc xác minh tài sản?
*Căn cứ khoản 3 điều 49 Luật thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014:
Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế xã hội thì việc chi trả tiền thi hành án thực hiện bằng chuyển khoản.
Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự thu được tiền thi hành án nhưng chưa kịp gửi vào tài khoản tạm giữ trong thời hạn quy định mà người được thi hành án cử người đại diện hợp pháp đến nhận thì cơ quan thi hành án dân sự có thể chi trả cho họ bằng tiền mặt
*Khoản 3 Điều 17 thông tư số 01/2016/TT-BTP:
Trường hợp người được thi hành án là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế cử người đại diện hợp pháp đến nhận tiền thi hành án quy định tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP thì người nhận tiền phải xuất trình văn bản chứng minh cho việc đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu (bản chính) để đối chiếu.
Trên đây là nội dung khái quát về Thủ tục hoàn trả tạm ứng án phí Thi hành án dân sự. Để được tư vấn sâu hơn bạn đọc có thể liên hệ với Luật sư DFC thông qua tổng đài tư vấn luật 19006512 để được tư vấn miễn phí.
Xem thêm: Phí thi hành án dân sự là gì? Cách tính phí thi hành án dân sự
LS. Lê Minh Công