Giám định thương mại hay dịch vụ giám định thương mại là một hoạt động theo quy định của pháp luật thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc trong phạm vi cần thiết của pháp luật cho phép nhằm xác định tình trạng thực tế của hàng hóa và kết quả cung ứng dịch vụ yêu cầu hoặc những công việc khác có liên quan. Vậy dịch vụ giám định thương mại cần thực hiện thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 19006512 sẽ gửi đến bạn bài viết này để làm rõ vấn đề trên như sau:
Thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ
- Nghị định số 20/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
- Nghị định số 125/2014/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quy định tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP và Nghị định số 20/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 01/2015/TT-BCT của Bộ Công thương về Quy định thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
- Quyết định số 2840/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành hết hiệu lực toàn bộ theo Luật Phí và Lệ phí.
Để thực hiện thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại theo quy định của pháp luật thương mại thì chủ thể hoặc người có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành theo cách thức và thủ tục như sau:
CÁCH THỨC THỰC HIỆN | HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT |
Bước 01: Thương nhân hoặc đại diện theo ủy quyền của thương nhân chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết. | - Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại theo Mẫu; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; - Các mẫu dấu hoặc bản thiết kế mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân có nhu cầu đăng ký. Cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu: Sở Công thương cấp tỉnh nơi có địa điểm đăng ký dịch vụ. Gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. |
Bước 02: Sở Công thương tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu. | - Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu thì cấp Giấy biên nhận hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung hoặc chưa hợp lệ thì trong vòng 03 ngày làm việc thì Sở Công thương cần có văn bản yêu cầu thương nhân có yêu cầu thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ hợp lệ. |
Bước 03: Thông báo kết quả giải quyết hồ sơ | Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có văn bản thông báo cho thương nhân yêu cầu và đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ Đăng ký dấu nghiệp. |
Bước 04: Nhận kết quả giải quyết | Căn cứ vào ngày nhận trả kết quả giải quyết trên giấy biên nhận hồ sơ mà thương nhận đến nhận kết quả hoặc nhận qua dịch vụ bưu điện. Không mất phí, lệ phí đăng ký. |
Trên đây là nội dung của Công ty Luật DFC về nội dung đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thương mại mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ với Chúng tôi để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!
Bài viết liên quan:
Thẩm định giá là gì? 5 phương pháp thẩm định giá tài sản
Khái niệm và đặc điểm của hành vi thương mại
LS. Lê Minh Công