Có thể thấy rằng, mua bán hóa đơn khống, hay mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, hoặc thường gọi là mua bán hóa đơn đỏ trái phép là hành vi ngày càng phổ biến trong bối cảnh phát triển nền kinh tế hiện nay, nhằm mục đích trốn tránh hoặc giảm nhẹ nghĩa vụ nộp thuế. Bộ luật hình sự hiện hành (bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định hành vi mua bán hóa đơn cấu thành tội phạm với khung hình phạt cụ thể. Bài viết dưới đây xin đi phân tích, làm rõ cho bạn đọc khi nào hiểu hơn về tội mua bán hóa đơn đỏ khống và cấu thành tội phạm và sẽ bị xử phạt ra sao!
Cơ sở pháp lý: Điều 203 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Theo đó quy định “Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”
Dựa trên quy định pháp luật trên, ta đi phân tích Cấu thành tội mua bán hóa đơn trái phép như sau:
Khách thể tội mua bán hóa đơn: Tội mua bán hóa đơn đỏ trái phép (hay mua bán hóa đơn đỏ, hóa đơng giá trị gia tăng) xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước đối với các loại hóa đơn nộp ngân sách nhà nước, từ đó dẫn đến gây thiệt hại nguồn thu của ngân sách nhà nước.
Mặt khách quan của tội mua bán hóa đơn: Trước hết, cần biết rằng hóa đơn thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm các Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; và các hóa đơn khác bao gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng.
Ở đây, mặt khách quan của tội mua bán hóa đơn trái phép thể hiện ở hành vi mua bán trái phép hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định; mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo; mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn đưa vào cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ; mua, bán hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên hóa đơn. Cụ thể bạn đọc có thể tìm hiểu tại Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26/6/2013 về hướng dẫn áp dụng một số điều của bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính và chứng khoán. Những hành vi mua bán hóa đơn trái phép này bị coi là tội phạm nếu các hóa đơn đó ở dạng phô từ 50 số trở lên hoặc hóa đơn đó đã ghi nội dung từ 10 số trở lên hoặc việc mua bán hóa đơn trái phép đó thu lợi bất chính từ 30 triệu trở lên.
*Mặt chủ quan của tội mua bán hóa đơn trái phép:
- Tội mua bán trái phép hóa đơn (tội mua bán hóa đơn đỏ, tội mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, tội mua bán hóa đơn khống) được thực hiện bởi lỗi cố ý. Chủ thể thực hiện tội phạm này biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội đó.
*Chủ thể của tội mua bán hóa đơn trái phép:
- Chủ thể của tội mua bán hóa đơn trái phép (có thể là tội mua bán hóa đơn đỏ, tội mua bán hóa đơn khống hay tội mua bán hóa đơn giá trị gia tăng) là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS; hoặc có thể là pháp nhân thương mại. Có thể thấy rằng, thông thường, chủ thể của tội này là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn; cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
Như vậy, ở phần trên, ta đã biết được thế nào là tội mua bán hóa đơn trái phép, cấu thành tội mua bán hóa đơn trái phép, vậy xử lý tội mua bán hóa đơn trái phép như thế nào, cụ thể sẽ làm rõ như sau:
- Hình phạt chính:
Lời kết: Như vậy, bài viết trên đây đã cơ bản chỉ ra, phân tích cho bạn đọc thế nào là tội mua bán hóa đơn trái phép (hay tội mua bán mua đơn đỏ, mua bán hóa đơn khống, mua bán hóa đơn giá trị gia tăng) và xử phạt tội mua bán hóa đơn đỏ trái phép như thế nào.
Nếu có bất kì vướng mắc nào liên quan đến tội phạm này nói riêng và liên quan đến lĩnh vực luật hình sự nói chung, bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn luật hình sự số 1900 6512 của Công ty luật DFC để gặp luật sư, chuyên viên tư vấn miễn phí, giải đáp mọi khó khăn, tháo mắc về nội dung này. Mong bài viết trên giúp ích được phần nào cho bạn đọc!