Thế nào là sử dụng đất sai mục đích?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:33 - 31/10/2020

Thế nào là sử dụng đất sai mục đích? Theo Luật Đất đai 2013, mục đích sử dụng đất đã được ghi rõ ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định vào khoản 1,2 và 3 Luật Đất đai 2013.

Xem thêm: Quy định của pháp luật về các trường hợp cưỡng chế thu hồi đất?

Thế nào là sử dụng đất sai mục đích?
Thế nào là sử dụng đất sai mục đích?

Hỏi: Chào Công ty tư vấn luật DFC, Hiện nay, tôi đang cố tình xây dựng nhà ở lấn sang phần đất trồng cây lâu năm của tôi. Vậy, hành động trên của tôi có sai không, nếu sai thì có bị xử lý vi phạm hành chính không? 

Luật sư tư vấn: Chào chị, hiện nay có rất nhiều người sử dụng đất có câu hỏi tương tự như vậy. Trong đó, không ít người vì chưa nắm rõ được quy định của pháp luật nên đã có những hành vi sử dụng đất sai mục đích. Vì vậy, Công ty tư vấn luật DFC xin tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Nguyên tắc sử dụng đất

Theo Luật Đất đai 2013 thì chị có nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch và không được sử dụng đất sai mục đích,…

Trong đó, mục đích sử dụng đất đã được ghi rõ ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định vào khoản 1,2 và 3 Luật Đất đai 2013; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, …

Trường hợp chị xây dựng nhà ở lấn sang phần đất nông nghiệp là hành vi vi phạm hành chính về sử dụng đất sai mục đích. Cụ thể, Căn cứ vào khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai, theo lời chị trình bày thì chị đã cố ý xây dựng nhà có diện tích lấn sang phần đất trồng cây lâu năm, vì vậy hành vi xây dựng vượt khung cho phép của chị sẽ thuộc trường hợp Sử dụng đất không đúng mục đích”.

Xét thấy, chị xây nhà ở lấn sang phần đất trồng cây lâu năm này là hành vi có lỗi và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo khoản 2 Điều 208 Luật Đất đai 2013 và Điều 77 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì Cơ quan có thẩm quyền xử lý việc sử dụng đất sai mục đích là Ủy ban nhân dân cấp Xã nơi có đất của chị. 

2. Mức xử phạt hành vi sử dụng đất sai mục đích

Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành  chính trong lĩnh vực Đất đai thì các mức phạt vi phạm hành chính  cho hành vi chuyển mục đích trái phép của chị tùy thuộc vào diện tích đất trái phép mà chị sử dụng sai mục đích.

*Cụ thể, chị có thể bị:

- Phạt tiền từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

- Phạt tiền từ trên 2.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

- Phạt tiền từ trên 5.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Vì vậy, chị cần xác định xem phần đất xây dựng nhà ở đã chiếm bao nhiêu phần đất trồng cây lâu năm hay còn gọi là phần đất chị sử dụng sai mục đích để xác định xem mức xử phạt hành chính của mình.

Hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép của chị bên cạnh việc bị phạt tiền còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của Pháp luật. Theo khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Đất đai thì chị buộc phải khôi phục lại tình trạng của thửa đất và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. 

3. Lưu ý

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về việc Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, trong trường hợp chị đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích do Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất mà chị vẫn tiếp tục vi phạm thì chị hoàn toàn có thể bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kiến nghị với Chủ tịch Huyện để xử lý thu hồi đất. 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề Sử dụng đất sai mục đích được gửi tới Công ty tư vấn luật DFC. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới Tổng đài tư vấn luật Đất đai 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.