Quy định của pháp luật về các trường hợp cưỡng chế thu hồi đất? Các trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi nào người sử dụng đất bị nhà nước cưỡng chế thu hồi đất? Tham khảo ý kiến của Công ty Luật DFC trong trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Quy định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)
Quy định của pháp luật về các trường hợp cưỡng chế thu hồi đất?
Hỏi: Thưa Luật sư DFC. Tôi có tình huống liên quan tới lĩnh vực đất đai muốn được luật sư tư vấn giải đáp cho tôi như sau: Gia đình ông A được UBND cấp huyện cấp đất ở với diện tích 150m2 năm 1992 nằm sát đường trục chính liên phường/xã. Việc cấp và giao đất tại địa phương do đại diện UBND cấp xã thực hiện không có giấy tờ chi tiết thể hiện mốc giới nhà cách đường là bao nhiêu mét. Năm 2011, dự án mở rộng, cải tạo làm đường tại sát diện tích nhà ông A đang sử dụng được tiến hành, nhà nước thu hồi 50m2 diện tích nói trên không có quyết định thu hồi đất, không tiến hành bồi thường và cho rằng đất đó đang nằm trong hành lang an toàn giao thông. Gia đình ông A không đồng ý với quyết định đó và không bàn giao đất cho hội đồng giải phóng mặt bằng. UBND cấp huyện tiến hành cưỡng chế đối với phần diện tích đất ở nêu trên. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi:
1. Quy định nào của pháp luật về các trường hợp bị cưỡng chế thu hồi đất?
2. Việc ủy ban nhân dân cưỡng chế diện tích đất ở nêu trên là đúng hay sai? Tại sao?
Luật sư tư vấn: Chào bác, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến Tổng đài Công ty Luật DFC. Với tình huống pháp lý của bác, chúng tôi xin đưa ý kiến pháp lý tư vấn như sau:
Biện pháp cưỡng chế là chế tài cuối cùng mà cơ quan chức năng áp dụng để yêu cầu người bị cưỡng chế thực hiện quyết định cưỡng chế. Đối với đất đai, việc cưỡng chế cần có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để tranh khiếu nại, tố cáo.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp cưỡng chế thu hồi đất thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi đủ các điều kiện sau:
- Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất khi Ủy ban mặt trận tổ quốc, UBND cấp xã nơi có diện tích đất thu hồi và đã làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và việc vận động, thuyết phục đã thực hiện;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết tại trụ cở Ủy ban ND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư công khai để mọi người được biết;
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đã có hiệu lực thi hành;
- Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế có hiệu lực (trừ trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao thì UBND cấp xã lập biên bản).
Như vậy, nếu có đủ các cơ sở quy định tại Điều 71 nêu trên, dựa trên các nguyên tắc cưỡng chế tại Khoản 1 Điều 70 thì cơ quan chức năng (UBND cấp huyện) sẽ tiến hành việc cưỡng chế thu hồi đất.
Theo nội dung bác trình bày, do bác không nhận được quyết định thu hồi đất nên việc cưỡng chế thu hồi là không đúng với quy định của pháp luật đất đai. Việc cưỡng chế phải thực hiện theo trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tuy nhiên, nếu diện tích đất mà bác đang sử dụng không có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói trên thì về nguyên tắc đất này thuộc sở hữu của nhà nước, khi thu hồi đất sẽ không phải ra quyết định thu hồi và không tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung các trường hợp bị thu hồi đất, các trường hợp cưỡng chế thu hồi đất của bác. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về nội dung tư vấn, bác có thể gọi trực tiếp tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được gặp trực tiếp Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công