Để tái hôn khi vợ hoặc chồng cũ tái hôn lại với người kia cần đáp ứng những điều kiện gì? Hồ sơ, thủ tục để tái hôn như thế nào? Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.
Hỏi: Kính chào luật sư DFC tôi có một câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi, tôi với chồng cũ đã ly hôn được 01 năm giờ tôi muốn tái hôn lại thì cần làm những thủ tục gì, mong luật sư tư vấn cho tôi.
Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư DFC trường hợp của bạn chúng tôi xin được đưa ra tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014; Bộ luật dân sự 2015.
Nội dung tư vấn
Luật hôn nhân và gia đình 2014 hiện nay không có quy định nào đề cập về việc tái hôn, thuật ngữ tái hôn này chỉ tồn tại trong đời sống hàng ngày, và thường dùng trong giao tiếp. theo Từ điển Tiếng Việt “tái” có nghĩa là “quay lại, làm lại hay trở lại”, “hôn” ở đây được hiểu là “hôn nhân”. Như vậy có thể hiểu tái hôn nghĩa là việc vợ, chồng đã ly hôn nhưng lại muốn quay lại với nhau một lần nữa và xác lập lại quan hệ hôn nhân hợp pháp.
Hiện nay không ít người vẫn còn nhầm lẫn tái hôn là kết hôn với một người khác sau khi ly hôn, việc hiểu như vậy là không chính xác, tái hôn chỉ đặt ra sau khi đã ly hôn với chồng cũ, vợ cũ, là việc người vợ, chồng xác lập lại quan hệ hôn nhân với người vợ, chồng mà mình đã ly hôn trước đây.
Để tái hôn khi vợ hoặc chồng cũ tái hôn lại với người kia cần đáp ứng những điều kiện được pháp luật quy định như việc nam, nữ lần đầu đăng ký kết hôn. Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Lưu ý: trong điều kiện việc kết hôn không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn vợ hoặc chồng tái hôn cần chú ý đến việc bên vợ cũ hoặc chồng cũ có đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp nào khác không, nếu một bên đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp khác thì họ sẽ vi phạm và không tiến hành tái hôn được.
Đăng ký tái hôn (hai bên vợ chồng đến Ủy ban nhân dân cấp xã một trong hai bên đang đăng ký thường trú để tiên hành đăng ký tái hôn), nếu có yếu tố nước ngoài hai bên đến Ủy ban nhân dân huyện một trong hai nơi hai bên đăng ký thường trú, hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam nếu hai bên đang không cư trú sinh sống trong nước.
Bộ hồ sơ đăng ký tái hôn:
Bản chất tái hôn là đăng ký kết hôn nên trình tự thủ tục cũng tương tự như việc đăng ký kết hôn, người đăng ký tái hôn nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, lời khai của hai bên.
Nếu đầy đủ sẽ tiến hành giải quyết cho người yêu cầu bằng cách ghi vào sổ hộ khẩu, trao giấy đăng ký kết hôn, nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn thì từ chối giải quyết và trả lời cho người yêu cầu tái hôn rõ bằng văn bản.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về câu hỏi của bạn, nếu còn câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp tư vấn bạn có thể gọi điện thoại đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp pháp luật miễn phí. Trân trọng!!!
LS. Lê Minh Công