Quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về ai?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:09 - 24/10/2020

Khi chưa ly hôn nhưng tình cảm vợ chồng gặp vấn đề, mâu thuẫn giữa hai người dẫn đến việc ly thân hoặc hôn nhân căng thẳng thì ai là người sẽ chăm sóc con cái. Vậy chưa ly hôn ai được quyền nuôi con? Quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về ai?

Xem thêm: Tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn phải làm như thế nào?


Quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về ai?

Hỏi: Luật sư cho tôi hỏi. Tôi và chồng đã ly thân nhưng chưa tiến hành thủ tục ly hôn. Chúng tôi có 2 con 10 tuổi và 8 tuổi hiện tại đều ở cùng bố. Bây giờ tôi muốn đón cháu bé về chăm sóc, còn cháu lớn thì để chồng chăm nhưng chồng tôi không đồng ý. Chồng tôi nói kể cả ly hôn thì chồng tôi cũng sẽ nuôi cả 2 đứa con. Luật sư cho tôi hỏi với trường hợp của tôi thì ai được nuôi con. Quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về ai?

Luật sư tư vấn: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật DFC. Vấn đề của bạn được Luật sư giải đáp như sau.

1. Quyền nuôi con khi chưa ly hôn của cha mẹ

Kết hôn là việc hai người thực hiện các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật để tiến tới hôn nhân. Hôn nhân ràng buộc quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Khi hai người có con chung sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con. Với trường hợp của bạn, bạn và chồng chỉ ly thân mà chưa ly hôn thì quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn chưa chấm dứt. Mặt khác, kể cả khi vợ chồng bạn ly hôn thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái vẫn không chấm dứt. Vì vậy quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về cả hai người. Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ bao gồm:

  • Thương yêu và tôn trọng ý kiến của con, chăm sóc giáo dục con để con có thể phát triển lành mạnh về cả thể chất và trí tuệ, phẩm chất đạo đức;
  • Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự hoặc khi con không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình;
  • Là giám hộ hoặc đại diện cho con khi con chưa thành niên hoặc con bị mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự;
  • Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới tính hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; cấm lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không xúi giục, ép buộc con làm việc vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.

Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?

Chưa ly hôn ai được quyền nuôi con?

2. Điều kiện để quyết định về phân chia quyền nuôi con

Ngoài ra, Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định về việc cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái. Vì vậy, trong trường hợp này, kể cả khi ly hôn hay ly thân như hiện tại thì chị đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con mà chồng chị không được phép ngăn cấm.

Bạn có thể làm thủ tục ly hôn với chồng và thỏa thuận về việc chăm con cũng như chia tài sản. Theo quy định của pháp luật, nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được về việc phân chia quyền nuôi con thì sẽ căn cứ vào các điều kiện sau để quyết định:

  • Căn cứ vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh sống, chỗ ở, đạo đức của cha mẹ. Xem xét về vấn đề cha mẹ có vi phạm pháp luật, có vướng tệ nạn xã hội hay không hay có các hành vi ảnh hưởng tới việc giáo dục con,…
  • Con dưới 03 tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, con trên 07 tuổi thì phải hỏi ý kiến của con.

Trong trường hợp của bạn, hai bé đều trên 07 tuổi nên ý kiến của hai bé sẽ được xem xét quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai.

Vì vậy, quyền nuôi con khi chưa ly hôn thuộc về cả hai người. Vợ chồng đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con cái.

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư về vấn đề quyền nuôi con khi chưa ly hôn của bạn. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 của Công ty Luật DFC để được các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực hôn nhân và gia đình giải đáp.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.