Quyền nuôi con khi chồng chết thuộc về ai?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:59 - 14/11/2020

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể về quyền nuôi con khi chồng chết, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan…ra quyết định không cho mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con…quy định tại điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Xem thêm: Có cần ra Tòa ly hôn khi chồng chết?

Quyền nuôi con khi chồng chết thuộc về ai?
Quyền nuôi con khi chồng chết thuộc về ai?

Hỏi: Kính chào luật sư DFC tôi có một câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi, trước đây khi ly hôn tôi có đồng ý cho chồng tôi được quyền trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con trai tôi, tôi vẫn qua lại chăm sóc cháu, chồng tôi không may tan nạn giao thông chết thì tôi có được đón con về để nuôi không luật sư? Gia đình nhà chồng không đồng ý, con tôi hiện tại đang 4 tuổi và ở cùng ông bà nội, mong luật sư tư vấn cho tôi.

Luật sư trả lời: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư DFC trường hợp của bạn Luật sư DFC xin được đưa ra tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái là quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang bằng nhau, cùng nhau có trách nhiệm chăm lo, nuôi dưỡng giáo dục con cái dù đang trong thờ kìa hôn nhân hay đã ly hôn, dù con chưa thanh niên, đã thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hay đầy đủ năng lực hành vi dân sự, quy định tại các điều 69,71,72 luật hôn nhân gia đình 2014.

Đối với trường hợp của bạn trước đây bạn với chồng bạn ly hôn đã thỏa thuận để cho chồng trực tiếp nuôi con bây giờ khi chồng cũ của bạn không may qua đời (chết) thì bạn hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ đương nhiên đối với việc chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn, trừ trường hợp bạn bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con;
  • Có lối sống đồi trụy;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ và từng trường hợp cụ thể này, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan…ra quyết định không cho cha mẹ trông nom, chă sóc, giáo dục con…quy định tại điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014.

Nếu bạn không thuộc các trường hợp bị hạn chế nêu trên mà gia đình nhà chồng cũ của bạn ngăn cản, không đồng ý để bạn đón cháu về nuôi dưỡng, chăm sóc thì bạn có thể tự mình giải thích hoặc nhờ tới Luật sư giải thích cho bố mẹ chồng cũ của bạn hiểu rằng pháp luật bảo vệ quyền nuôi con của bố mẹ, khi chồng bạn chết thì bạn có quyền trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn.

Nếu bố mẹ chồng cũ của bạn vẫn không chấp nhận và ngăn cản bạn ban có thể làm đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định cho bạn được trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn, bạn nộp đơn yêu cầu trực tiêp tại Tòa án nhân dân, Quận, Huyện, Thị xã nơi con bạn đang cư trú để được thụ lý giải quyết.

Như vậy Luật sư DFC tư vấn trường hợp của bạn nếu không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền của cha mẹ với con cái bạn hoàn toàn có quyền nuôi con khi chồng chết (qua đời) bạn thể đón con của bạn về chăm sóc nuôi dưỡng mà không ai được cản trở bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về câu hỏi của bạn, nếu còn câu hỏi hay thắc mắc cần được giải đáp tư vấn bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn giải đáp pháp luật miễn phí. Trân trọng!!!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.