Vi phạm quy định về mang thai hộ bị xử lý như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

14:35 - 15/01/2020

Những quy định về mang thai hộLà con người trước khi được sinh ra thì đều phải trải qua một thời kỳ nằm trong bụng mẹ - đó là thời kỳ mang thai. Thai nhi là những người người đã thành thai trước khi sinh ra và thông thường nằm trong bụng của người mẹ với chu kỳ 9 tháng 10 ngày. Hiện nay, vấn đề thai nhi là một vấn đề pháp lý được pháp luật điều chỉnh và coi trọng. Nhiều quy định của pháp luật có liên quan đến thai nhi như quy định về vấn đề thừa kế trong dân sự. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì vấn đề liên quan đến thai nhi cũng được điều chỉnh. Một trong những vấn đề nổi bật có liên quan ấy là việc mang thai hộ. Vậy trong những trường hợp nào, việc mang thai hộ bị cấm? Vi phạm quy định về mang thai hộ bị xử lý như thế nào, quy định về luật mang thai hộ ở Việt Nam như thế nào? Chúng tôi – Đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân của Công ty tư vấn luật DFC xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết sau đây:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Nghị định số 10/2015/NĐ – CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Nội dung tư vấn

1. Những trường hợp cấm mang thai hộ

Theo quy định hiện hành của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan thì mang thai hộ là một trong những quy định điều chỉnh vấn đề mang thai hộ. Mang thai hộ được hiểu là việc một người phụ nữ thứ hai không phải là người vợ trong một cuộc hôn nhân đang có hiệu lực thực hiện việc mang thai cho cặp vợ chồng ấy. Mang thai hộ chủ yếu được phân định ra làm 02 trường hợp mang thai là mang thai vì mục đích nhân đạo.

quy định về mang thai hộNhững quy định về mang thai hộ

Tại Khoản 22 Điều 2 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì mang thai vì mục đích nhân đạo đó là việc một người phụ nữ trên tinh thần tự nguyện và không vì mục đích thương mại - vì một lợi ích kinh tế và vật chất nhất định giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; điều này bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm. Cuối cùng, cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định chi tiết và cụ thể tại Điều 95 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Ngược lại với quy định về mang thai vì mục đích nhân đạo được nhà nước ta khuyến khích là việc mang thai vì mục đích thương mại. Theo quy định tại Khoản 23 Điều 02 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì mang thai vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật về hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc một lợi lợi ích khác (bao gồm cả lợi ích vật chất như tiền, tài sản khác hoặc phi vật chất như hứa bổ nhiệm, nâng ngạch chức vụ…).

Mang thai vì mục đích thương mại là trường hợp cấm mang thai hộ được quy định tại điểm g, Khoản 5, Điều 5 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo đó, người mang thai hộ vì mục đích thương mại này coi việc mang thai hộ như một công cụ, phương tiện để có thể hưởng một lợi ích vật chất hoặc phi vật chất nhất định như đã phân tích ở trên. Đây là một hành vi trái quy định của pháp luật của cả người thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích thương mại và người được nhận mang thai hộ 

2. Vi phạm quy định về mang thai hộ bị xử lý như thế nào?

Là một hành vi bị cấm do trái quy định của pháp luật nên trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ phải chịu sự xử lý theo những quy định của pháp luật có liên quan. Và ở đây người đó sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự.

Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật Hình sự hiện hành năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu người đó đáp ứng đầy đủ những cấu thành tội phạm của tội danh ấy. Cu thể, trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại sẽ bị xử lý một trong những tội danh sau hoặc cả hai tội danh: Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại (Điều 187)Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo đó, người thực hiện hành vi mang thai hộ nhằm mục đích thương mại nếu có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 187 về Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là từ hành vi mang thai ấy thì người mang thai vì mục đích được hưởng một lợi ích nhất định, không kể lợi ích về mặt vật chất hay tinh thần. Người tổ chức mang thai hộ ở đây không những chỉ có người mang thai hộ mà còn được áp dụng đối với người tổ chức mang thai hộ. Tội này bao gồm 03 Khung hình phạt: 02 Khung hình phạt chính và 01 Khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cao nhất của tội này là hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và ngoài ra người phạm tội còn có thể áp dụng hình phạt bổ sung như bị phạt tiền tư 10 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Ngoài ra, nếu việc mang thai hộ nhằm mục đích thương mại xảy ra khi thai nhi vẫn còn nằm trong bụng của người phụ nữ mang thai thì người phạm vào Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151) có dấu hiệu tội phạm là hành vi mua và hành vi bán đứa trẻ sau khi đứa trẻ được sinh ra không kể sinh ra bằng biện pháp nào nhằm hưởng một lợi ích nhất định, cả lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất.

Đây là hành vi của tội phạm mang tính chất nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm cho xã hội do nó có thể ảnh hưởng đến vấn đề phát triển đầy đủ của trẻ em cả về mặt thể chất và tinh thần nên khung hình phạt của tội danh này rất nghiêm khắc.

Theo quy định tại Điều 151 chia ra làm 04 Khung hình phạt: 03 Khung hình phạt chính và 01 Khung hình phạt bổ sung. Người phạm tội này có thể bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là hình phạt tù lên đến 18 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

 
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.