Pháp luật đất đai Việt Nam qua các thời kỳ

Luật Sư: Lê Minh Công

08:48 - 02/12/2019

<Pháp luật đất đai qua các thời kỳ của Việt Nam> Lĩnh vực đất đai là một trong những lĩnh vực pháp luật vô cùng phức tạp và phát sinh nhiều vấn đề ở nước ta từ nhiều năm trở lại đây. Quá trình pháp điển hóa các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai được Đảng, Nhà nước ta bắt đầu từ năm 1987 với sự ra đời của một văn bản quy phạm pháp luật  được nâng tầm lên thành một ngành luật độc lập điều chỉnh lĩnh vực đất đai đầu tiên ở nước ta – Luật Đất đai năm 1987. Qua hơn 30 năm phát triển toàn diện cả về mặt chính trị - xã hội, kinh tế - giáo dục,… và vấn đề dân sinh ngày càng được cải thiện. Tính đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 04 văn bản quy phạm luật trong lĩnh vực đất đai, bao gồm: Luật Đất đai năm 1987; Luật Đất đai năm 1993; Luật Đất đai năm 2003 và hiện hành là Luật Đất đai năm 2013. Chúng tôi – đội ngũ chuyên viên trong lĩnh vực đất đai của Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi tới bạn bài viết sau nhằm giới thiệu về pháp luật đất đai qua các thời kỳ của Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 1987 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Đất đai năm 1993 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Đất đai năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

  • Luật Đất đai năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Nội dung tư vấn

1. Luật Đất đai năm 1987 

Luật Đất đai năm 1987 ở nước ta ra đời trong bối cảnh Việt Nam đã bắt đầu vào thời kỳ đổi mới đất nước sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (12/1986). Bên cạnh các nhiệm vụ cấp thiết của thời kỳ đổi mới bao gồm nhiệm vụ trọng tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội … thì một trong những lĩnh vực cần gấp rút triển khai đó là lĩnh vực pháp luật và đổi mới pháp luật.

Pháp luật đất đai qua các thời kỳ của Việt Nam

Trước khi có sự ra đời của Luật Đất đai năm 1987 thì những văn bản quy phạm liên quan đến lĩnh vực đất đai chủ yếu tồn tại dưới dạng các quyết nghị, sắc lệnh… Điều này dẫn tới sự “vụn vặt” trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai ở nước ta. Và trong bối cảnh đó, Luật Đất đai năm 1987 ra đời đã khắc phục những nhược điểm nói trên. Luật Đất dai năm 1987 bao gồm 06 Chương và 57 Điều. 

Mời bạn tải về toàn văn Luật Đất đai năm 1987 để nắm bắt rõ hơn tại đây. để hiểu dõ hơn về pháp luật đất đai qua các thời kỳ tại nước ta.

2. Luật Đất đai năm 1993 

Luật Đất đai năm 1987 ra đời đã khắc phục được một số khó khăn nhất định tồn động trong quá trình áp dụng pháp luật ở nước ta sau một thời kỳ của nền kinh tế - xã hội quan liêu và bao cấp kéo dài trước đó. Đến đầu những năm đầu tiên của thập niên 90 của thế kỷ XX. Quá trình hội nhập và mở cửa, tiếp thu và phát triển ở nước ta diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, Luật Đất đai năm 1987 lại tồn tại nhiều khúc mắc và hạn chế cần nhanh chóng khắc phục giải quyết; chủ thể có yếu tố nước ngoài xuất hiện… Vì vậy, Luật Đất đai năm 1993 ra đời đã đáp ứng được điều kiện thực tiễn và nhất là trong các quy định sử dụng đất ổn định. Luật Đất đai năm 1993 ra đời bao gồm 89 Điều luật chia làm 07 Chương. So với Luật Đất đai năm 1987 thì tăng thêm 32 Điều luật.

Mời bạn tải về toàn văn Luật Đất đai năm 1993 để nắm bắt rõ hơn tại đây.

3. Luật Đất đai năm 2003 

Sau 10 năm áp dụng có hiệu quả, Luật Đất đai năm 1993 đã bộc lộ dần những hạn chế của mình trong quá trình áp dụng pháp luật, một số điều luật cụ thể liên quan đến vẫn đề quản lý và sử dụng đất đai, mục đích và kế hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai… gây khó khăn trong quá trình áp dụng vào giải quyết các vụ việc trong thực tiễn của Tòa án.

Năm 2003, vấn đề về quyền sử dụng đất là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ mọi tầng lớp nhân dân cũng như những chuyên gia về Luật đất đai. Chính vì vậy, trong kỳ họp tại kỳ họp thường niên của Quốc hội năm 2003 thì Quốc hội đã thông qua quy trình sửa đổi và ban hành văn bản luật đất đai mới vào năm 2003. Luật Đất đai năm 2003 bao gồm 07 Chương và 146 Điều khoản.

Mời bạn tải về toàn văn Luật Đất đai năm 2003 để nắm bắt rõ hơn tại đây.

4. Luật Đất đai năm 2013

Hiện nay, Luật Đất đai hiện hành và đang có hiệu lực điều chỉnh là Luật Đất đai năm 2013. Đất đai chưa bao giờ là một vấn đề hết phức tạp mà luôn vận động một cách thuận theo sự phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn của đất nước. Kể cả sau khi có sự ra đời của Luật Đất đai năm 2013 thì Chính phủ, Bộ vẫn phải ban hành hàng loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn lĩnh vực đất đai. Luật Đất đai năm 2013 bao gồm 14 Chương và 212 Điều khoản.

Mời bạn tải về toàn văn Luật Đất đai năm 2013 để nắm bắt rõ hơn tại đây.

Bên trên là đầy đủ về pháp luật đất đai qua các thời kỳ tại nước ta, hy vọng bài viết trên hữu ích với quý độc giả.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.