Phải làm gì để có quyền nuôi con khi vợ ngoại tình?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:38 - 22/01/2021

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều người ngoại tình khi đã có gia đình, cũng nhiều người chồng sẵn sàng ly hôn nhưng muôn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì làm thế nào?

Xem thêm: Ly hôn do vợ bỏ chồng con đi sống với người khác

làm  gì để giành quyền nuôi con khi vợ ngoại tình?Phải làm gì để giành quyền nuôi con khi vợ ngoại tình?

Câu hỏi tư vấn: Thưa Luật sư, tôi đang gặp phải tình huống khó xử rất cần Luật sư tiến hành giải đáp pháp lý cho mình. Tôi đã kết hôn được 4 năm cùng với vợ mình chúng tôi đã có với nhau một đứa con chung, cháu bé được hơn 2 tuổi.

Mọi thứ vẫn hết sức bình thường cho đến 3 tháng trước tôi phát hiện vợ mình vẫn còn liên lạc với bạn trai cũ của cô ta, mới đầu chỉ là hoàn toàn ngẫu nhiên do anh ta dọn đến cùng tòa nhà với cả hai chúng tôi.

Nhưng do vợ tôi vẫn còn yêu anh ta nên đã thú thật với tôi rằng muốn ly hôn với tôi để đến với hắn. Cô ta sẵn sàng cho tôi căn hộ mà hai đứa đứng tên chung chỉ cần tôi đồng ý ký vào giấy ly hôn đồng thời giao đứa bé.

Luật sư  tư vấn: Cảm ơn bạn đọc đã gửi câu hỏi về Công ty luật DFC chúng tôi với trường hợp này của anh chúng tôi đã tiếp nhận, nghiên cứu và xin phép được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Có thể giành quyền nuôi con khi vợ ngoại tình được không?

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 quyền nuôi con là một quyền cơ bản, đương nhiên và bình đẳng giữa cả cha và mẹ. Tuy nhiên vì lý do ly hôn có thể dẫn đến quyền nuôi con trở nên bất bình đẳng do con khi đó sẽ chỉ được sống với một trong hai người cha hoặc mẹ, và người không giành được quyền nuôi dưỡng sẽ chỉ có thể thăm nom con khi có sự đồng ý của người trực tiếp nuôi dưỡng.

Đây là một thiệt thòi rất lớn khiến nhiều cặp vợ chồng vì không nỡ xa con phải tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân dù không thật sự hạnh phúc.

Trường hợp của anh nếu hai người quyết định ly hôn thì căn cứ quy định pháp luật rất khó để anh nhận được quyền nuôi đứa trẻ. Bởi căn cứ theo khoản 3, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, chỉ trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng đứa trẻ thì Tòa mới trao cho người bố nuôi.

Trong khi đó quy định về lỗi của người dẫn đến hôn nhân tan vỡ chỉ là lợi thế cho anh trong việc phân chia tài sản với vợ mình chứ không có ý nghĩa trực tiếp đến việc giành quyền nuôi con

2. Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi với vợ như thế nào?

Như đã chỉ ra ở trên, việc giành quyền nuôi con với anh trong trường hợp con chung mới 2 tuổi rưỡi sẽ là rất khó khăn nhưng không phải là không thể. Muốn đạt được mục đích mình cần tập trung kỹ quy định của Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014 để khai thác và vận dụng.

Theo đó Công ty Luật DFC sẽ trình bày những phương án sau để anh có thể tham khảo và áp dụng:

  • Thứ nhất, không đồng ý ký vào đơn ly hôn. Khi đó bắt buộc vợ anh phải tiến hành ly hôn đơn phương mà theo quy định của Điều 56 cơ sở để Tòa án chấp nhận ly hôn thuận tình đó là vợ anh phải chỉ ra là anh có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng, cũng như khiến hôn nhân không thể kéo dài được vì sẽ không đạt được mục đích của việc kết hôn. 

Để hiểu cụ thể vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng trong trường hợp này là như thế nào thì theo Thông tư 02/2000/HĐTP có giải thích tại mục 8.a1 cụ thể vi phạm vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ, chồng là một người thường có hành vi bạo hành, hay ngoại tình mà người còn lại cũng như người thân hay các tổ chức xã hội đã nhiều lần hòa giải, nhắc nhở mà vẫn tái diễn.

Trong trường hợp này anh hoàn toàn không có lỗi trong cuộc hôn nhân này mà vợ anh đi ngoại tình với người khác xong về yêu cầu ly hôn với anh là cô ấy sai nên sẽ không dễ để Tòa chấp nhận đơn ly hôn của cô ấy, như vậy nghĩa là anh vẫn có thể tiếp tục ở bên con của mình và bình đẳng về quyền nuôi dưỡng với vợ.

  • Thứ hai, anh có căn cứ chứng minh vợ mình không đủ khả năng nuôi dưỡng đứa trẻ như là thiếu thời gian chăm sóc hay công việc thiếu ổn định không có thu nhập cao hơn anh.

Như thế dù đứa trẻ dưới 36 tháng tuổi và anh vẫn tiến hành thủ tục ly hôn thì Tòa có thể sẽ xem xét trao quyền nuôi đứa trẻ sau ly hôn cho anh.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề của bạn đọc, hi vọng qua bài viết anh cũng như bạn đọc khác đã nắm được quyền lợi của mình trong việc vợ ngoại tình thì tôi phải làm gì mới có thể giành quyền nuôi con cũng như cơ sở giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi với vợ mình như thế nào.

Nếu bạn đọc còn băn khoăn hay thắc mắc về vấn đề này vui lòng liêm về Tổng đài tư vấn hôn nhân 19006512  của chúng tôi để được giải đáp tốt nhất. 

Bài viết liên quan:

Điều kiện để tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương

L.sư Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.