Trên thực tế khi có mâu thuẫn giữa vợ chồng xảy ra các cặp vợ chồng thường xuyên ly thân với nhau, vậy trong trường hợp mà vợ hoặc chồng bỏ đi không chung sống với người còn lại nữa thì liệu có thể giải quyết ly hôn được không?
Xem thêm: Vợ/chồng ngoại tình có quyền được chia tài sản chung không?
Ly hôn do vợ bỏ chồng con đi sống với người khác
Câu hỏi tư vấn: Xin chào các anh/chị Luật sư em tên Trần Hoàng C hiện đang sinh sống và làm việc tại huyện Đan Phượng Thành phố Hà Nội. Em và vợ cưới nhau tính tới nay đã được gần chục năm và có với nhau 02 cháu rồi. Vừa rồi em mới phát hiện ra vợ em có dây dưa với anh đồng nghiệp, sau khi phát hiện ra em cũng đã nhắc nhở và yêu cầu vợ chấm dứt ngay việc đó.
Tuy nhiên vợ em cứ hứa hết lần này đến lần khác nhưng tình trạng vẫn vậy, vợ em vẫn thường xuyên qua lại với anh đồng nghiệp kia. Hôm bữa do em quá to tiếng với vợ mà vợ em bỏ nhà đi, em nghe thông tin từ anh chị em đồng nghiệp của vợ nói là vợ em sang hẳn nhà anh đồng nghiệp kia ở luôn rồi. Vợ em đi để lại cho em 02 cháu, em đang rất bức xúc và đang có ý định muốn ly hôn. Kính mong Luật sư giải quyết giúp em với ạ ? Em xin cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn: Rất cảm ơn bạn vì đã tin tưởng chia sẻ câu chuyện và sử dụng dịch vụ tư vấn trực tuyến của Công ty Luật DFC. Về trường hợp của bạn chúng tôi xin phép được đưa ra tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Hiện nay để giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai bạn ( ly hôn ) pháp luật Việt Nam hiện nay có 02 thủ tục ly hôn chính là: Thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn vì vợ ngoại tình)
Thứ nhất, về thuận tình ly hôn, muốn sử dụng phương án này thì điều đầu tiên cần lưu ý là ly hôn phải được sự đồng thuận ý chí của cả bạn và vợ bạn, ngoài ra hai bạn cần phải ngồi lại và cùng nhau thỏa thuận rõ về các vấn đề cơ bản như: Phân chia tài sản chung; ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng các con sau khi ly hôn; các nghĩa vụ chung cần phải thực hiện;…sau khi thỏa thuận hết tất cả các vấn đề cơ bản này thì bạn nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho bạn và vợ bạn thuận tình ly hôn. Về quy định của thuận tình ly hôn được quy định tại Điều 55 Luật HNGĐ năm 2015:
"Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Thứ hai, là về ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn) được quy định rất cụ thể tại Điều 56 của Luật HNGĐ năm 2014 như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Về quy định cụ thể giải đáp một số vấn đề được quy định tại Điều 56 của Luật HNGĐ năm 2014 đã được giải đáp tại Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau:
"...a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.
..."
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC hy vọng nó giải quyết được cho bạn đọc những thắc mắc xoay quanh vấn đề này, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn hôn nhân 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp.
L.S Lê Minh Công