Muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi phải làm như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:58 - 25/11/2020

Hiện nay pháp luật có cấm nhận con riêng của vợ làm con nuôi không? Căn cứ những quy định nào để có thể biết về điều này? Cùng Luật sư DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.

Xem thêm: Mẫu đơn xin nhận con nuôi mới nhất năm 2020

Muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi
Muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi phải làm như thế nào?

Hỏi: Kính chào Luật sư DFC tôi muốn hỏi giờ tôi muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi để tiện quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng cháu có được không thưa luật sư?

Luật sư tư vấn: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin phép được tư vấn như sau: căn cứ pháp lý Luật nuôi con nuôi 2010; Bộ luật dân sự 2015, Nghị định 114/2016/NĐ-CP.

Việc bạn muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi được chấp nhận nếu bạn đáp ứng được các điều kiện theo pháp luật quy định, cụ thể tho pháp luật quy định nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ mẹ, cha và con, giữa người nhận nuôi và con được nhận nuôi, mối quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi được xác lập, tạo nên sau khi hai bên tiến hành thủ tục đăng ký nhận con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền.

Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện nhận con riêng của vợ làm con nuôi là:

1. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có tư cách đạo đức tốt.

Bộ luật dân sự 2015 tại điều 39 xác định rõ cá nhân có quyền được nhận nuôi con nuôi và được làm con nuôi, và tại điều 6 luật nuôi con nuôi nêu trên khằng định lại một lần nữa pháp luật bảo vệ quyền nhận nuôi con nuôi và quyền làm con nuôi của mỗi cá nhân.

2. Thứ tự được ưu tiên lựa chọn gia đình nhận con riêng của vợ làm con nuôi

  • Cha dượng, mẹ kế;
  • Cậu, cô, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
  • Cá nhân là công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
  • Cá nhân là gười nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Người nước ngoài đăng ký thường trú ở nước ngoài.

Trường hợp nếu có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất, như vậy việc mong muốn nhận con riêng của vợ bạn làm con nuôi được pháp luật chấp nhận khi cả cha mẹ nuôi và con nuôi đáp ứng được các điều kiện.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục nhận con nuôi của người nước ngoài

3. Người nhận nuôi phải đáp ứng được ít nhất các điều kiện sau:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi ít nhất từ 20 tuổi trở lên;
  • Có khả năng tài chính, kinh tế, sức khỏe ổn định;
  • Có chỗ ở đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng con một cách tốt nhất;
  • Có tư cách đạo đức tốt, và không thuộc các trường hợp bị cấm nhận nuôi con nuôi;
  • Người con nuôi để được mẹ kế, cha dượng nhận nuôi phải dưới 18 tuổi.

4. Hồ sơ để nhận con riêng của vợ làm con nuôi gồm các giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu;
  • Đơn xin nhận con nuôi;
  • Phiếu xác nhận lý lịch tư pháp;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (giây xác nhận tình trạng độc thân);
  • Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, khả năng kinh tế do Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi đăng ký thườn trú cấp, nếu không có chỗ đăng ký thường trú thì nơi đăng ký tạm trú cấp;
  • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện cấp;

Người nhận con nuôi sẽ nộp bộ hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, ngoài ra khi bạn nhận con riêng của vợ làm con nuôi còn phải nộp lệ phí nhận nuôi con nuôi theo quy định tại Nghị định 114/2016/NĐ-CP trường hợp nuôi con nuôi trong nước là 400.000 đồng, và quy định cụ thể số tiền với trường hợp có yêu tố nước ngoài.

Trên đây là nội dung tư vấn về trường hợp nhận con riêng của vợ làm con nuôi của bạn, nếu còn thắc mắc hay câu hỏi cần được giải đáp bạn có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật sư DFC số điện thoại Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được giải đáp miễn phí. Trân trọng!!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.