Xin chào Luật sư. Tôi muốn nhờ luật sư DFC giải đáp giúp tôi câu hỏi như sau: Vợ chồng tôi chuẩn bị ly hôn, chúng tôi có 2 con chung, trong đó cháu lớn 8 tuổi đang học trường quốc tế, cháu nhỏ 2 tuổi hiện nay vẫn đang ăn sữa ngoài. Chồng tôi đồng ý thỏa thuận để tôi nuôi cả hai cháu và đồng ý cấp dưỡng, vậy tôi muốn hỏi mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu của cha mẹ năm 2021 là bao nhiêu?
Xem thêm: Có thể thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn không?
Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2021 là bao nhiêu?
Trả lời:
Trước tiên Luật sư DFC cảm ơn bạn P.L đã tin tưởng và đặt chia sẻ câu chuyện của mình đến Luật sư DFC. Với nội dung câu hỏi trên, Luật sư DFC có phần giải đáp như sau:
Cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa vụ đóng góp công sức nuôi dưỡng bằng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng” trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là nghĩa vụ đương nhiên của cha hoặc mẹ; pháp luật không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người có nguồn kinh tế cao hoặc thấp đều phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hiện nay, các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà pháp luật, trong đó có:“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con” (Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ thuộc về nhân thân, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Không phải đối tượng nào cũng có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng mà chỉ các trường hợp được pháp luật quy định.
Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con như sau:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Như vậy, không có mức cấp dưỡng tối thiểu, mức cấp dưỡng của cha mẹ nuôi con sau ly hôn được xác định trên cơ cở tự nguyện, tức là sự thỏa thuận của người được cấp dưỡng và người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng. Trên tinh thần tự nguyện, các bên thỏa thuận về mức cấp dưỡng hợp lý dựa trên mức thu nhập và chi tiêu của các con hàng tháng.
Trong trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận tự nguyện cấp dưỡng và mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu tòa án xem xét và giải quyết về mức cấp dưỡng sao cho hợp lý và đảm bảo quyền lợi của các con.
Mức thu nhập thực tế của người cấp dưỡng: Người cấp dưỡng được coi là có nguồn thu nhập khi họ có khả năng thực tế về mặt kinh tế như: người có thu nhập thường xuyên như: tiền lương, thu nhập từ hoạt động tự kinh doanh, người có thu nhập từ tài sản (động sản hoặc bất động sản hiện tại hoặc hình thành trong tương lai).
Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thường được cá nhân, cơ quan nhà nước xem xét và xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú. Mức sinh hoạt bao gồm các chi phí thông thường cần thiết của người được cấp dưỡng như: chi phí cho việc ăn uống hàng ngày, chi phí về chỗ ở hoặc nơi ở đang ở thuê hay đã có nhà riêng, chi phí về quần áo, chi phí cho việc học hành, chi phí về khám chữa bệnh và các chi phí khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.
Khi có lý do chính đáng để thay đổi mức cấp dưỡng để nuôi con thì các bên thỏa thuận lại mức cấp dưỡng. Lý do hợp lý để thay đổi ví dụ tăng khoản tiền sinh hoạt như:ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, trường hợp không đạt thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trên đây là phần giải đáp của Luật sư DFC về Mức cấp dưỡng tối thiểu của cha mẹ cho con năm 2021, với nội dung trên bạn đọc còn có vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Miễn phí 19006512 để được hỗ trợ.
L.S Lê Minh Công
Bài viết liên quan:
Ly hôn mất bao nhiêu tiền? Mức án phí ly hôn mới nhất 2021!