Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện mới nhất năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

10:51 - 26/10/2020

Khi bạn đã có yêu cầu khởi kiện gửi đến Tòa án nhưng lại không muốn kiện nữa thì phải làm đơn rút yêu cầu rút đơn khởi kiện. Sau đây Luật sư DFC gửi đến Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện mới nhất năm 2020 dùng trong mọi trường hợp.

Xem thêm: Hướng dẫn viết Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa mới nhất năm 2020

Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện
Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện

1. Cơ sở để rút đơn khởi kiện

Trong thực tế hiện nay khi các tranh chấp về dân sự phát sinh thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể tiến hành khởi kiện để đảm bảo tốt nhất cho các quyền và nghĩa vụ của mình, tuy nhiên khi mà các bên tiến hành ngồi lại cùng nhau đàm phán hay thỏa thuận được các phương án giải quyết vấn đề dân sự phát sinh đồng thời đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, song đã có 1 bên gửi đơn khởi kiện đến Tòa.

Vậy để xin rút lại đơn khởi kiện đã nộp lên Tòa thì cần phải soạn đơn từ như thế nào? Bài viết ngay dưới đây của ban biên tập chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này. Vấn đề pháp lý vướng mắc bạn đọc chỉ cần nhấc máy và gọi vào hotline 19006512 để nhận được sư giúp đỡ tận tình từ phía các Luật sư Công ty Luật DFC.

2. Mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện mới nhất năm 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc

................., ngày.....tháng.....năm.........

ĐƠN XIN RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN.......................................

Chúng tôi gồm có: Ông/bà...................................................................................................................

Địa chỉ đăng ký hiện đang sinh sống: ...................................................................................................................

Điện thoại liên hệ khi có công việc cần thiết: ...................................................................................................................

Với tư cách tham gia tố tụng là nguyên đơn trong vụ án dân sự số: ...................................................................................................................

Tư các bị đơn trong vụ án là: ...................................................................................................................

Địa chỉ hiện đang sinh sống: ...................................................................................................................

Khởi kiện với nội dung ...................... và đã được TAND...  tiến hành hoạt động thụ lý để giải quyết. 

Nay vì lí do ...................................................................................................................

Cụ thể nội dung, diễn biến như sau:

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

...................................................................................................................

Do vậy, nay tôi tiến hành soạn thảo ra đơn này, mong muốn xin được rút toàn bộ/ một phần nội dung có trong đơn khởi kiện đã được quý Tòa thụ lý giải quyết.

Kính đề nghị Quý tòa nghiên cứu, xem xét chấp thuận các yêu cầu hợp pháp của tôi và ra Quyết định đình chỉ vụ án được quy định trong Bộ luật TTDS năm 2015.

Xin chân thành cám ơn Quý Tòa.

 

................., ngày....tháng....năm....

 

Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

3. Một số lưu ý cơ bản khi tiến hành soạn mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện mới nhất năm 2020

Việc thực hiện quyền rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được quy định khá cụ thể trong BLTTDS năm 2015, tuy nhiên ở từng giai đoạn cụ thể khác nhau có quy định việc rút đơn khởi kiện khác nhau và hậu quả pháp lý của việc rút đơn khởi kiện cũng khác nhau, Cụ thể như sau:

- Tại giai đoạn trước khi Tòa thụ lý hồ sơ của vụ án, được quy định tại điểm g, khoản 1 Điều 192 của BLTTDS quy định về việc Người khởi kiện tiến hành rút đơn khởi kiện, thì Thẩm phán phải tiến hành trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, hồ sơ. Như vậy, trước khi Tòa án tiến hành thụ lý vụ kiện mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện vụ án dân sự thì được trả lại đơn khởi kiện và trong trường hợp này việc trả lại đơn sẽ do Thẩm phán đã được phân công tiến hành.

- Tại giai đoạn sau khi Tòa án đã tiến hành thụ lý toàn bộ hồ sơ vụ án, thì việc tiến hành hoạt động rút đơn khởi kiện của các đương sự sẽ được Tòa án ban hành ra quyết định đình chỉ vụ án. Tại Điểm c, khoản 1 Điều 217 BLTTDS đã quy định rất rõ

- Tại giai đoạn đang tiến hành xét xử ở cấp sơ thẩm thì BLTTDS đã quy định tương đối cụ thể: Trường hợp mà có đương sự tiến hành rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình và việc rút yêu cầu của họ là trên cơ sở tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ phải chấp thuận và ra quyết định đình chỉ xét xử đối phần có yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu trong đơn khởi kiện mà đương sự đã rút.Tại khoản 2 Điều 244 BLTTDS cũng đã trình bày rõ.

- Tại giai đoạn trước khi tiến hành mở ra phiên tòa xét xử cấp phúc thẩm hoặc tại phiên tòa cấp phúc thẩm thì khi bên phía nguyên đơn tiến hành rút về đơn khởi kiện, thì lúc này Hội đồng xét xử phải xét hỏi bên bị đơn và nếu trường hợp bên "bị đơn đồng ý về việc rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử mới được ra quyết định hủy đi bản án sơ thẩm và ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đang được giải quyết dựa vào (điểm b, khoản 1 Điều 299 BLTTDS).

Như vậy, qua các trường hợp, tình huống cụ thể nêu phía trên, có thể thấy chỉ một hành vi pháp lý là "rút đơn khởi kiện", nhưng tại mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau của vụ án dân sự thì BLTTDS lại có các quy định rất khác nhau cho từng trường hợp trong giai đoạn cụ thể.

Mọi thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề về mẫu đơn xin rút đơn khởi kiện này mời bạn đọc vui long liên hệ với chúng tôi qua Hotline Tư vấn pháp luật trực tuyến 19006512 để được giải đáp tất cả các vấn đề liên quan đến pháp luật diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.