Luật Đất đai năm 1993 về chế định sử dụng đất ổn định

Luật Sư: Lê Minh Công

14:56 - 28/11/2019

Luật Đất đai năm 1987 ra đời là một bước đột phá trong kỹ thuật làm luật ở nước ta. Đây là văn bản quy phạm luật đầu tiên được pháp điển hóa quan hệ pháp luật đất đai thành một ngành luật cụ thể. Bên cạnh đạt được những thành tựu nhất định, Luật Đất đai năm 1987 đã bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót nhất định như nhà nước ta chưa công nhận các giao dịch chuyển nhượng liên quan đến đất đai có hiệu lực, khó khăn trong tính thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mới chỉ tập trung vào loại đất có mục đích sử dụng nông nghiệp…

Chính vì vậy, ngay từ đầu những năm 90 của thế kì XX, Nhà nước ta đã hướng tới việc xây dựng một văn bản quy phạm luật mới thay thế cho Luật Đất đai năm 1987. Năm 1993, Luật Đất đai thứ hai của Nhà nước ta đã ra đời. Vậy Luật Đất đai năm 1993 có điểm gì nổi bật? Quy định của Luật Đất đai năm 1993 về chế định sử dụng đất ổn định được quy định như thế nào? Công ty tư vấn Luật DFC xin gửi tới bạn bài viết ngay sau đây:

Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn luật đất đai vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6512 để được giải đáp mọi thắc mắc về pháp luật đất đai cũng như các lĩnh vực khác.

Căn cứ pháp lý

  • Căn cứ vào Luật Đất đai 1993 số 24-L/CTN của Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 7 năm 1993.

Nội dung tư vấn

Luật Đất đai năm 1993 ra đời bao gồm 89 Điều luật chia làm 07 Chương. So với Luật Đất đai năm 1987 thì thêm 32 Điều luật. Cụ thể như sau:

  • Chương 1 quy định về Những quy định chung bao gồm 12 Điều luật;
  • Chương 2 quy định về Quản lý Nhà nước về Đất đai bao gồm 29 Điều luật;
  • Chương 3 quy định về Chế độ sử dụng các loại đất bao gồm 31 Điều luật;
  • Chương 4 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất bao gồm 07 Điều luật;
  • Chương 5 quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, thuê đất của Việt Nam bao gồm 04 Điều luật;
  • Chương 6 quy định về Xử lý vi phạm bao gồm 03 Điều luật;
  • Chương 7 quy định về Điều khoản thi hành bao gồm 02 Điều luật.

1. Quyền đại diện chủ sở hữu tối cao trong lĩnh vực đất đai thuộc về Nhà nước

Luật Đất đai năm 1993 tiếp tục kế thừa sự phát triển trên cơ sở Luật Đất đai năm 1987 và tiếp tục khẳng định vai trò của đất đai: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay…”

luật đất đai năm 1993 về sử dụng đất ổn định

2. Luật Đất đai năm 1993 có những nguyên tắc nào?

Luật Đất đai năm 1993 đã thể hiện một số nguyên tắc cơ bản sau và một trong số các nguyên tắc này còn được kết thừa và phát triển cho đến ngày nay:

  • Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý: Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội (gọi chung là tổ chức), hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Nhà nước còn cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trong Luật này gọi chung là người sử dụng đất. Ngoài ra, Nhà nước còn cho tổ chức và cá nhân nước ngoài thuê đất;
  • Người sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất;
  • Nghiêm cấm việc lấn chiếm đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích được giao, huỷ hoại đất;
  • Quốc hội thực hiện quyền quyết định, quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong cả nước;
  • Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trong cả nước: Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện quản lý Nhà nước về đất đai trong địa phương mình theo thẩm quyền được quy định tại Luật này;
  • Phân loại các loại đất theo mục đích sử dụng đất thì đất đai chia làm 06 loại như sau: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng;
  • Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian.

3. Những nội dung quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai năm 1993 về sử dụng đất ổn định

Theo quy định tại Điều 13 của Luật Đất đai năm 1993 thì nội dung quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm những nội dung sau:

  • Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính;
  • Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất;
  • Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
  • Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất;
  • Đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất;
  • Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai.

3.1. Nội dung về điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính 

Chính phủ là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất, lập bản đồ địa chính.

Uỷ ban nhân dân cấp nào thì chỉ đạo cơ quan quản lý đất đai cấp trực thuộc và cấp dưới quản lý theo dõi sự biến động về diện tích, loại đất, người sử dụng đất, kịp thời chỉnh lý các tài liệu về đất đai cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở địa phương mình.

Chính phủ trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc lập bản đồ địa chính trong cả nước.

3.2. Nội dung về quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất 

Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

Về nội dung quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất bao gồm:

  • Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước;
  • Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước;
  • Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch;
  • Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch.

    Về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai: bao gồm Quốc hội (xét duyệt trong phạm vi cả nước); Chính phủ (xét duyệt trong phạm vi cơ quan thuộc sự quản lý của mình); Ủy bản Nhân dân cấp trên trực tiếp (xét duyệt Ủy ban Nhân dân cấp dưới) của mình. 

3.3. Nội dung về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

    Về căn cứ quyết định giao đất: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Yêu cầu sử dụng đất ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và trong thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc đơn xin giao đất.

    Về thời hạn sử dụng đất:

  • Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài;
  • Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.

    Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó. Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Tổ chức sử dụng đất bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm nhu cầu sử dụng đất mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 30 của Luật này; cá nhân sử dụng đất đã chết mà không có người được quyền tiếp tục sử dụng đất đó;
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất được giao;
  • Đất không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liền mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép;
  • Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
  • Đất sử dụng không đúng mục đích được giao;
  • Đất được giao không theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 23 và Điều 24 của Luật này.

3.4. Nội dung về đăng ký đất đai, lập và quản lý sổ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương; cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn căn cứ vào quyền hạn, nhiệm vụ quy định tại Luật này trình Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Người đang sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nào thì phải đăng ký tại xã, phường, thị trấn đó.

Sổ địa chính được lập theo mẫu do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương quy định và nội dung của sổ địa chính phải phù hợp với bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất.

 Việc thống kê, kiểm kê đất đai và điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định tại các Điều 35, 36 Luật Đất đai năm 1993.

3.5. Nội dung về thanh tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ về quản lý, sử dụng đất

Chính phủ tổ chức thanh tra đất đai trong cả nước và Ủy ban Nhân dân các cấp phải tổ chức việc thanh tra đất đai trong phạm vi quản lý của mình.

Nội dung về thanh tra đất đai bao gồm:

  • Thanh tra việc quản lý đất đai thuộc quyền quản lý của Nhà nước về việc quản lý đất đai của Ủy ban Nhân dân các cấp;
  • Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về đất đai của cơ quan Nhà nước cấp dưới và của người sử dụng đất;
  • Thanh tra sẽ giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đễn lĩnh vực đất đai.

    Thẩm quyền của Đoàn thanh tra và Thanh tra viên khi tiến hành thanh tra đất đai:

  • Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra;
  • Quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó, đồng thời báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;
  • Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai.

3.6 Nội dung về giải quyết tranh chấp về đất đai

  • Tranh chấp đất đai nếu không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nhà nước khuyến khích các bên thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân.

Nếu hòa giải không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về  Ủy ban Nhân dân giải quyết, cụ thể như sau:

  • Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình;
  • Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương;

Lưu ý: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành ngay.

Tranh chấp đất đai nếu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Nhà nước khuyến khích các bên hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân.

Trường hợp hòa giải không thành thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.

Khuyến nghị

Công ty TNHH Luật DFC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực đất đai thông qua tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 (tư vấn miễn phí).

Nếu có thắc mắc hoặc khó khăn, hãy liên hệ với Công ty để nhận được câu trả lời đúng nhất từ đội ngũ Luật sư chuyên môn, uy tín và trách nhiệm.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.