Hướng dẫn viết mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con mới nhất 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

10:47 - 12/10/2020

Trong thời gian vừa qua Luật sư DFC đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con và một số vấn đề xoay quanh nội dung này, chính vì vậy Luật sư DFC đã tiến hành nghiên cứu và soạn thảo ra mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con để bạn đọc có thể tham khảo. Mời bạn đọc liên hệ qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền nuôi con sau ly hôn năm 2020

Mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con

Mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con mới nhất 2020

1. Nộp đơn khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con ở đâu?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 BLTTDS năm 2015 có quy định về những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trong đó có quy định về giải quyết tranh chấp về nuôi con

Như vậy có thể khẳng định được rằng việc nộp mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con hay nói các khác cơ quan có thẩm quyền giải quyết khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con sẽ là Tòa án nhân dân.

2. Mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————

…….., ngày…. tháng….. năm 20….

ĐƠN KHỞI KIỆN

(V/v thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn)

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………………

Tên tôi là:…………………………….    Ngày tháng năm sinh:…………………..

CMND/CCCD số:……………………… do Công An……………… cấp ngày…/…./…….

Nơi đăng ký HKTT:…………………………………………………………………

Địa chỉ cư trú hiện tại:………………………………………………………………

Số điện thoại liên hệ:……………………………………………………………….

Là:……….. ( với tư cách làm đơn, ví dụ, mẹ của cháu)…………….. Sinh ngày….. tháng….. năm……..

Nơi đăng ký HKTT:…………………………………………………………………

Địa chỉ cư trú tại:……………………………………………………………………

Người giám hộ (nếu có):………………. Sinh ngày……tháng…..năm……….

Số điện thoại liên hệ:………………

Tôi xin trình bày với Quý Tòa sự việc như sau:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

(Tại đây bạn đọc trình bày sự kiện liên quan tới vấn đề tranh chấp về quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, hướng giải quyết của các bên trước đó, nếu có cho ví dụ cụ thể):

Ngày…/…./….., tôi và Anh:……………………..           Sinh ngày…tháng… năm:………….

CMND/CCCD số:……………………… do Công an……………… cấp ngày…/…./…….

Nơi đăng ký HKTT:…………………………………..

Nơi ở hiện tại:……………………………………

Số điện thoại liên hệ:………………………

Đã tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường………. Và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…………..

Ngày…/…./….., Tôi…………. sinh bé………………… là con chung của vợ chồng chúng tôi. Và tôi đã tiến hành việc đăng ký khai sinh cho con vào ngày…/…./…… tại………

Vào ngày…/…./…… trong quá trình chung sống do mâu thuẫn trong đời sống chung/….., chúng tôi có soạn và gửi hồ sơ xin ly hôn đến Tòa án nhân dân………….

Sau quá trình giải quyết, Tòa án nhân dân……….. đã ra Quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn…./Bản án ly hôn giữa tôi và Anh……….. Trong đó, cháu………. được giao cho bố của cháu, tức Anh………… là bố của cháu sẽ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Tôi…… mẹ của cháu sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bé……. Với khoản tiền là……… VNĐ (Bằng chữ:…………… Việt Nam Đồng) hàng tháng.

Ngày…./…./….., tôi đã phát hiện Anh…………. có những hành vi……………… gây ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục cháu………., thậm chí là hướng cháu phát triển nhận thức sai trái/…

Trong khoảng thời gian từ ngày…/…/…. đến ngày…/…./……, tôi đã hẹn gặp mặt Anh…………. và yêu cầu Anh…… chấm dứt hành vi/… hoặc giao cháu……. cho tôi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc,… Tuy nhiên, Anh……. đã có những thái độ, hành vi phản ứng khá tiêu cực và gay gắt,…)

Căn cứ Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1.Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a)Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b)Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3.Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

…”

Tôi nhận thấy, Anh…….. không còn đủ điều kiện để tiếp tục việc trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

và căn cứ Khoản 3 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

3.Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

…”

Tòa án nhân dân là chủ thể có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét thấu đáo sự việc trên của tôi và tiến hành việc giải quyết tranh chấp về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con cái sau khi ly hôn giữa tôi và Anh……….. theo đúng các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình và pháp luật về tố tụng dân sự để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là khách quan, trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu thông tin trên là sai sự thật.

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Tòa! Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau: 

  • ……
  • ……

 

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

-----------

3. Một số lưu ý cơ bản khi viết mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con

Qua nhiều năm công tác trong lĩnh vực HNGĐ chúng tôi đã tiến hành làm mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con cho nhiều khách hàng và đã rút ra được một số kinh nghiệm quý báu muốn chia sẻ đến bạn đọc:

  • Thứ nhất, cần phải điền đầy đủ mọi thông tin cần thiết trong đơn, tránh nhầm lẫn các phần và các mục;
  • Thứ hai, các hồ sơ tài liệu liên quan đến con phải đầy đủ tránh thiếu sót không cần thiết gây tốn kém về thời gian trong quá trình giải quyết;
  • Thứ ba, gửi đơn đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc khởi kiện tranh chấp quyền nuôi con, mẫu đơn tranh chấp quyền nuôi con nộp ở đâu và một số lưu ý cơ bản mời bạn đọc liên hệ qua hotiline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC. Xin chân thành cảm ơn!.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.