Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? - Luật DFC

Luật Sư: Lê Minh Công

13:28 - 08/08/2021

Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? Mời bạn đọc cùng theo dõi trong nội dung bài viết dưới đây:

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.

Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không?
Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không? - Tổng đài tư vấn hợp đồng miễn phí: 1900.6512

1. Quy định pháp luật về việc có phải công chứng hợp đồng đặt cọc

Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp các bên tham gia hợp đồng yêu cầu có công chứng thì hợp đồng vẫn có thể công chứng. Hợp đồng đặt cọc quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc cũng như bên nhận đặt cọc. Hiện nay, các loại hợp đồng đặt cọc phổ biến nhất cần kể đến hợp đồng mua bán nhà đất. Các bên đặt cọc và nhận cọc trong hợp đồng có các quyền và nghĩa vụ sau:

 
  • Nếu hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
  • Nếu bên đặt cọc (bên có ý định mua) từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Nếu bên nhận đặt cọc (bên có nhà đất định bán) từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Một số loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng

Pháp luật quy định hợp đồng đặt cọc không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên một số loại hợp đồng sau bắt buộc phải công chứng:

>> Tổng hợp các hợp đồng bắt buộc phải công chứng - Luật DFC <<

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nhà và đất), tài sản gắn liền với đất giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau.

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

>> Thủ tục chuyển nhượng đất thổ cư như thế nào?

Căn cứ Điều 117 và khoản 2 Điều 119 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu trường hợp luật không quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

 
  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp của công ty Luật DFC

*Tư vấn pháp lý hoặc soạn thảo bộ mẫu hợp đồng tùy thuộc vào nhu cầu của Khách hàng:

 

"Với kinh nghiệm trong hơn 17 năm phát triển của mình, DFC đã xây dựng một đội ngũ chuyên môn hùng hậu với kinh nghiệm dày dặn trong việc tiếp xúc những loại hợp đồng cũng như có hẳn một tuyển tập tài liệu những mẫu, bộ biểu mẫu của hợp đồng hoàn chỉnh. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong vấn đề này, DFC có những chính sách phù hợp và ưu đãi nhất dành cho Khách hàng.

Một số loại hợp đồng, mẫu hợp đồng phổ biến mà DFC đã cung cấp cho Khách hàng của mình như sau:

+ Bộ mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa;

+ Bộ mẫu hợp đồng nguyên tắc;

+ Bộ mẫu hợp đồng hợp tác (hợp tác kinh doanh, hợp tác đầu tư…);

+ Bộ mẫu hợp đồng vận chuyển;

+ Bộ mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý;

+ Bộ mẫu hợp đồng xây dựng;"

 

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về câu hỏi hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6512 để được các Luật sư trực tiếp giải đáp.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.