Hoạt động thương mại trao đổi mua bán không còn mấy xa lạ với chúng ta nữa, thế nhưng có mấy ai biết hoạt động thương mại là gì? Cùng Luật sư DFC tư vấn với bài viết dưới đây.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi nhuận, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích lợi nhuận.
Hoạt động thương mại được định nghĩa theo Luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất hoạt động trên hai lĩnh vực chủ yếu là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.
Có thể thấy, Thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, và của cả nền kinh tế.
Chủ thể của hoạt động thương mại là quan hệ giữa các thương nhân hoặc ít nhất với một bên là thương nhân.
*Thương nhân, là khái niệm dùng để chỉ những chủ thể thực hiện hoạt động thương mại gồm tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp, cá nhân họat động một cách độc lập, thường xuyên và có thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong đó, tổ chức kinh tế được hiểu là những tổ chức mà được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận, thường được thể hiện thông các hình thái như doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…
Việc khẳng định một trong các bên thực hiện hoạt động này là thương nhân là bởi, thương nhân là chủ thể được quyền hoạt động thương mại dưới tất cả những hình thức, phương thức mà pháp luật không cấm, trên các lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật. Đồng thời, trong Điều 1, và Điều 2 Luật thương mại năm 2005 có quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng xác định là áp dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại khác mà không được xác định là thương nhân. Ngoài ra Luật thương mại năm 2005 xác định về nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. Do vậy, có thể khẳng định một bên trong hoạt động thương mại được xác định là thương nhân.
Bên còn lại có thể được xác định là thương nhân, nhưng cũng có thể được xác định không phải là thương nhân như cá nhân hoạt động độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP, ví dụ như người buôn bán vặt, buôn bán quà vặt, buôn chuyến…
Hai là, mục đích của các bên khi thực hiện hoạt động thương mại đều là nhằm mục đích lợi nhuận.
Cũng giống như các hoạt động kinh doanh khác, các chủ thể thực hiện hoạt động thương mại dù dưới hình thức nào, là mua bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ, thậm chí thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại như tổ chức hoạt động khuyến mại, quảng cáo thì đều nhằm mục đích tạo ra điều kiện cũng như khả năng trao đổi hàng hoá, giao lưu thương mại, đảm bảo việc tạo ra một nguồn thu nhập, một khoản tiền lợi nhuận từ những hoạt động này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC Tổng đài 1900.6512 về nội dung "Hoạt động thương mại mua bán hàng hóa". Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng.
Xem thêm:
Khái niệm về hoạt động đại lý thương mại
Trung gian thương mại là gì? 4 hình thức của trung gian thương mại
LS. Lê Minh Công