Khái niệm về hoạt động đại lý thương mại

Luật Sư: Lê Minh Công

15:27 - 15/04/2021

Ngày nay, các loại hình hoạt động kinh doanh thương mại đa cấp không còn xa lạ đối với chúng ta, thậm chí đây là loại hình đem lại lợi nhuận cực kì lớn. Một trong những hoạt động thương mại tiêu biểu của mô hình này đó chính là đại lý thương mại. Vậy đại lý thương mại là gì mà khi kinh doanh bạn nhất định phải biết mô hình này? Công ty Luật DFC sẽ cung cấp cho các bạn nội dung trên trong bài viết dưới đây.

Khái niệm về hoạt động đại lý thương mại
Khái niệm về hoạt động đại lý thương mại

1. Hoạt động đại lý thương mại là gì?

Khái niệm đại lý thương mại được quy định tại Điều 166 Luật thương mại 2005, đây là một trong các hoạt động thương mại, bên giao đại lý cho phép bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa, sản phẩm cho bên giao đại lý, hoặc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho khách hàng, cửa hàng khác để hưởng thù lao.

Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hóa, sản phẩm để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng sản phẩm dịch vụ.

2. Đại lý thương mại tồn tại các hình thức nào?

*Đại lý thương mại có 3 hình thức chính như sau:

Thứ nhất là đại lý bao tiêu, đây là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.

Thứ hai là hình thức đại lý độc quyền tức là hình thức tồn tại duy nhất một đại lý trên một khu vực địa lý nhất định để mua bán một số mặt hàng, sản phẩm hoặc cung ứng một loại dịch vụ cố định.

Cuối cùng là hình thức tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đây là hình thức mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.

Ngoài ba hình thức trên, các bên giao đại lý và đại lý có thể tự thỏa thuận các hình thức khác sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của mình.

3. Tại sao khi kinh doanh nên phát triển mô hình đại lý thương mại.

Việc tạo ra một hệ thống đại lý với đặc điểm của thù lao đại lý được trả theo hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Như vậy, khi đại lý bán được hàng thì bên giao đại lý, có thương hiệu cũng được hưởng phần lợi nhuận của mình, dù là ít hơn so với bán lẻ nhưng số lượng đại lý nhập sản phẩm/ cung ứng dịch vụ lại nhiều hơn là khách hàng mua lẻ. 

Việc tập trung vào khâu cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bên giao đại lý có thể sử dụng hệ thống các đại lý của mình thực hiện việc bán hàng/cung ứng dịch vụ:

  • Nếu chỉ bán lẻ thì lợi nhuận của bên giao đại lý không được ổn định;
  • Nếu có một hệ thống đại lý, nếu đại lý này không kinh doanh được thì đại lý kia lại thu về thị phần đó cũng tức là khách hàng vẫn về với bên giao đại lý.

Hay nói cách khác, phát triển hệ thống đại lý chính là phát triển mạng lưới của bên giao đại lý, qua đó tóm gọn thì trường. Hệ thống càng lớn, mạng lưới càng dày thì thị phần càng nhiều, thương hiệu càng lớn, các đại lý lại càng kinh doanh được, đây chính là mối quan hệ Win-win trong kinh doanh.

*Ví dụ về đại lý thương mại có thể thấy như:

  • Hệ thống phòng tập gym califonia;
  • Hệ thống đại lý sơn Jostun;
  • Hệ thống đại lý máy lọc nước Kagaroo;
  • Hệ thống đại lý xe máy của honda, yamaha;....

Tuy nhiên, việc hoạt động đại lý thương mại cũng giống như các hình thức kinh doanh khách đều có rủi ro riêng. Nếu một trong các đại lý không thực hiện đúng theo nghĩa vụ, thỏa thuận có thể ảnh hưởng tới thương hiệu, uy tín của cả hệ thống, thậm chí là phá hủy toàn bộ mạng lưới của bên giao đại lý.

Trên đây là toàn bộ bài viết về mà Công ty luật DFC gửi tới bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới “Quy định pháp luật về đại lý thương mại 2021 mới nhất” hãy liên hệ qua hotline 1900.6512 được được Luật sư tư vấn trực tiếp, miễn phí.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.