Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước có độ tuổi dân số vàng, tức là người trẻ đang ở tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong xã hội. Tuy nhiên, một điều tất yếu là càng ngày càng có nhiều người đến độ tuổi nghỉ hưu. Vậy tuổi nghỉ hưu là bao nhiêu? Độ tuổi nghỉ hưu của nữ là bao nhiêu? Tuổi nghỉ hưu của nam giới là bao nhiêu? Các vấn đề trên sẽ được Công ty Luật DFC giải đáp cho các bạn trong bài viết dưới đây.
Xem thêm: Cách tính lương hưu trước tuổi cho người lao động năm 2020
Độ tuổi mới nhất hiện nay
Nghỉ hưu là việc một người lao động khi đến một độ tuổi nhất định, điều kiện sức khỏe nhất định sẽ không làm việc nữa. Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi theo quy định của pháp luật lao động mà người lao động đang làm những công việc do pháp luật quy định sẽ phải chấm dứt hợp đồng, chấm dứt làm việc để an dưỡng tuổi già.
Độ tuổi nghỉ hưu ở mỗi thời gian khác nhau là khác nhau, giữa nam và nữ cũng khác nhau. Sự khác nhau này là do sự phát triển của xã hội, sự phát triển của thể chất, sức khỏe trung bình của xã hội cũng khác nhau.
Hiện nay, độ tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam được quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012 thì Nam giới có độ tuổi nghỉ hưu là 60 tuổi và đối với nữ giới là 55 tuổi.
Tuy nhiên, độ tuổi nghỉ hưu trên chỉ là độ tuổi nghỉ hưu quy định chung của pháp luật đối với người lao động làm việc ở điều kiện bình thường và tham gia đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp, độ tuổi nghỉ hưu có thể tăng hoặc giảm tùy vào tính chất, mức độ làm việc của công việc.
Ví dụ theo Khoản 2 Điều 187 Bộ luật lao động quy định trường hợp người lao động làm việc trong môi trường độc hại, bị suy giảm khả năng lao động hoặc làm việc ở những vùng xa xôi như biên giới, hải đảo có thể được nghỉ hưu sớm hơn so với quy định.
Hoặc theo Khoản 3 Điều 187 bộ luật này quy định đối với các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao, công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt thì có thể có độ tuổi nghỉ hưu cao hơn nhưng không được quá 5 năm so với độ tuổi nghỉ hưu trung bình ở Nam giới là 60 tuổi và tuổi nghỉ hưu của nữ là 55 tuổi.
Như các trường hợp được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 2 Nghị Định 53/2015 là Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao và thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có độ tuổi nghỉ hưu với nam là 65 tuổi và tuổi nghỉ hưu của nữ là 60 tuổi.
Bộ luật lao động 2019 được quốc hội thông qua trong kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2019 sẽ có hiệu lực pháp luật vào ngày 1/1/2021 đã điều chỉnh, thay đổi nhiều nội dung so với Bộ luật lao động 2012. Trong đó, có sự thay đổi về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay.
Cụ thể, từ ngày 1/1/2021 thì độ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo Điều 169 Bộ luật này thì độ tuổi nghỉ hưu sẽ tăng theo lộ trình từ ngày 1/1/2021 đến năm 2028 với nam và 2035 với nữ
Từ năm 2021 thì độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động là nam làm việc trong điều kiện bình thường là 60 tuổi 3 tháng và nữ là 55 tuổi 4 tháng. Sau đó cứ mỗi năm tăng lên 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho tới năm 2028 độ tuổi nghỉ hưu ở nam là 62 tuổi và ở nữ năm 2035 là 60 tuổi.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn mà Công ty Luật DFC gửi tới các bạn, nếu có bất kỳ vấn đề pháp lý nào cần giải đáp hãy liên hệ tới chúng tôi qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công