Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Luật Sư: Lê Minh Công

09:34 - 22/04/2021

Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, Công ty Luật DFC sẽ đưa ra những thông tin cơ bản và phân tích để khách hàng có cái nhìn toàn diện về cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại. Ở đây là thông qua thủ tục tố tụng.

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp

Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
Cơ quan giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

*CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Trong các giao dịch nói chung và hoạt động kinh doanh thương mại nói riêng thì việc xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp là việc khó tránh khỏi. Vậy giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng những cách nào. Có hai cách để giải quyết:

- Thứ nhất là giải quyết bằng thương lượng, hòa giải;

- Cách thứ hai là giải quyết thông qua thủ tục tố tụng. Thông thường khi xảy ra tranh chấp, các bên sẽ ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải.

Tuy nhiên cách này không phải lúc nào cũng có hiệu quả. Trong những trường hợp Thương lượng, Hòa giải không thành, các bên cố tình vi phạm, không đi đến tiếng nói chung, không giải quyết được tranh chấp thì lúc này các bên sẽ tiến hành thủ tục tố tụng. Thủ tục tố tụng bao gồm Thủ tục tố tụng tại Tòa án và Thủ tục tố tụng tại Trọng Tài. 

 Trọng tài thương mại Tòa án 
Thẩm quyền

1. Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại;

2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên, khi chỉ có một bên hoạt động thương mại;

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài.

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh

1. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo;

2. Bị đơn nộp bản tự bảo vệ;

3. Thành lập hội đồng trọng tài;

4. Hòa giải;

5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp;

6. Hội đồng trọng tài ra phán quyết.

1. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo;

2. Ra quyết định thụ lý vụ án;

3. Phân công thẩm phán phụ trách vụ tranh chấp;

4. Tiến hành hòa giải;

5. Xét xử sơ thẩm;

6. Xét xử phúc thẩm;

7. Thi hành án.

Tính đơn giản, nhanh chóngThủ tục đơn giản, nhanh chóng: Các bên được chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp, không qua nhiều cấp xét xử.Thủ tục phức tạp, thời gian giải quyết lâu hơn: Các bên phải tuân thủ chặt chẽ các quy định mang tính hình thức của tố tụng.
Lựa chọn người giải quyếtCác bên được lựa chọn Trọng tài viên, nếu không thành lập Hội đồng trọng tài sẽ giúp các bên lựa chọn trọng tài viên am hiểu vấn đề tranh chấp.Không được lựa chọn Thẩm phán.
Bí mậtXét xử không công khai, đảm bảo bí mật kinh doanh và uy tín của công ty.Xét xử công khai, không có tính bí mật.
Hiệu lực thi hànhKhông đảm bảo.Tòa án nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp nên phán quyết của Tòa được đảm bảo thi hành bởi Cơ quan thi hành án.
Chi phíKhá lớn, không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thấp hơn.
Cấp xét xửKhông có nhiều cấp xét xử nên có thể không chính xác, gây thiệt hại một bên tranh chấp.Thông qua nhiều cấp xét xử nên tính công bằng, chính xác cao hơn.
Lựa chọnPhải thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài mới được giải quyết.Không thỏa thuận thì đương nhiên giải quyết tại Tòa án.

Mỗi phương thức giải quyết sẽ có những ưu và khuyết điểm khác nhau. Các bên trong tranh chấp cần cân nhắc thật kỹ những lợi ích mong muốn để lựa chọn phương thức giải quyết cho phù hợp. Để tìm hiểu thêm về "Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng" quý khách hàng vui lòng liên hệ với Công ty Luật DFC qua hotline 19006512 hoặc để lại thông tin theo mẫu bên dưới để được Luật sư tư vấn nhanh nhất. Xin cảm ơn!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.