Cho, tặng quyền sử dụng đất là một trong những hình thức giao dịch theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào thì việc cho, tặng cho quyền sử dụng đất cũng diễn ra một cách suôn sẻ bởi đất đai là một vấn đề phức tạp, ẩn chừa nhiều rủi cho. Một trong những rủi ro có thể gặp phải mà người cho, tặng cho quyền sử dụng đất thông qua giấy viết tay.
Tìm hiểu thêm:
Vậy, cho đất bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không? Chúng tôi – Đội ngũ Chuyên viên Tư vấn pháp luật đất đai thông qua tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 xin được giải quyết những thắc mắc này của Quý khách thông qua một tình huống mà Quý khách hàng đã gửi đến Tổng đài 1900.6512 như sau:
Giấy cho đất viết tay có giá trị pháp lý không
“Cha và mẹ tôi lập gia đình từ năm 1988. Hai người có với nhau 02 người con bao gồm tôi và em trai của tôi. Vào năm 2018 vừa qua thì hai ông bà cùng mất trong một vụ tai nạn giao thông. Trong quá trình chung sống kết hôn thì cha và mẹ tôi đã tạo lập được nhiều tài sản như nhà đất, oto… Trong đó, có quyền sử dụng mảnh đất gắn liền với nhà mang tên cả cha và mẹ tôi đứng tên có diện tích là 98m2 có địa chỉ tại Đường N, Phường Q, Quận H, Thành phố Hà Nội được cha và mẹ tôi làm giấy cho đất viết tay có chữ kí của hai người và chữ kí của tôi dưới sự chưng kiến của hàng xóm ở cạnh nhà tôi năm 2016 nhưng không được công chứng ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy tôi xin Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi là việc cho đất bằng giấy viết tay có hợp pháp hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trước tiên, Luật sư tư vấn chuyên môn trong lĩnh vực đất đai, nhà ở của Công ty Tư vấn Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng dành cho Công ty. Luật sư xin được giải đáp thắc mắc trên của bạn như sau:
Trước tiên, đánh giá về tính hợp pháp của giấy cho đất viết tay của cha mẹ bạn: việc cha, mẹ bạn đứng tên là chủ có quyền sử dụng mảnh đất có diện tích và địa chỉ như trên và tặng cho bạn là hợp pháp bởi theo quy định của phap luật đát đai, cụ thể là Khoản 01 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì “người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.”
Tiếp theo, xét về tính pháp lý của của việc cho đất bằng giấy viết tay thì theo quy định của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật đất đai nói riêng mà cụ thể tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 và điểm a, Khoản 03, Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì giao dịch dân sự về đất đai nói chung phải được công chứng tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan có chức năng trên. Do đó, trường hợp trên thì cho đất bằng giấy viết tay của cha, mẹ cho bạn bị vô hiệu về mặt hình thức do không tuân thủ quy định thủ tục công chứng đối với giao dịch dân sự liên quan về bất động sản.
Tuy nhiên, giao dịch dân sự nói chung và giấy viết tay cho đất trong trường hợp của bạn vô hiệu về mặt hình thức nên có khả năng vẫn có thể được khắc phục. Bởi theo quy định tại Khoản 02 Điều 129 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp cho đất bằng giấy viết tay dù không được công chứng nhưng khi nghĩa vụ được thực hiện 2/3 của một trong các bên thì Tòa án ra quyết định công nhận hành vi pháp lý này phát sinh hiệu lực mà không cần yêu cầu công chứng.
Hơn nữa, theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản mang bản chất là giao dịch dân sự mà theo đó chỉ một bên có quyền và chỉ một bên có nghĩa vụ. Do đó, xét đến tính hiệu lực và hợp pháp của việc cho đất bằng giấy viết tay trên là có cơ sở để chứng minh mảnh đất gắn liền với nhà này đã được chuyển quyền sở hữu từ tay cha, mẹ sang tay bạn.
Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề pháp luật đất đai, xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật đất đất đai 19006512 để được luật sư tư vấn 1 cách cụ thể nhất.