Những yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ. Thực tế có những hành vi không chấp hành theo mệnh lệnh của những người đang thi hành công vụ (Công việc mang tính nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân, có tính chuyên nghiệp, chủ yếu do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện). Vậy khi nào thì nó đủ yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể là Tội chống người thi hành công vụ trong giao thông hay trường hợp khác? Và khi đó, khung hình phạt cụ thể của tội này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đi phân tích làm rõ cho bạn đọc nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề này.'
Tội chống người thi hành công vụ trong giao thông bị xử lý như thế nào
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018), cụ thể:
“Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm…”
Cụ thể, ta đi phân tích các yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ:
Có thể thấy rằng, tội chống người thi hành công vụ thường xảy ra nhất trong lĩnh vực giao thông, cụ thể là không chấp hành theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông trong việc kiểm tra giấy tờ, kiểm tra nồng độ cồn…
Tuy nhiên, cần chú ý chỉ khi có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng một thủ đoạn khác để cản trở cảnh sát giao thông thực hiện công vụ của họ hay ép buộc họ thực hiện một hành vi trái pháp luật khác mới đủ điều kiện cấu thành tội chống người thi hành công vụ.
Đối với các hành vi vi phạm chưa đủ yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ như phân tích trên thì có thể bị xử lý theo Luật giao thông đường bộ 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2018; theo các Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực gia thông do Chính phủ ban hành (như Nghị định số 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt…)
Để đưa ra mức hình phạt cuối cùng, cần phải xét đến điều kiện, tình huống cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, yếu tố nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác có ý trong quyết định hình phạt... Do đó, nếu trên thực tế còn những vướng mắc, khó khăn nào liên quan đến Tội chống người thi hành công vụ thì bạn đọc có thể liên hệ đến Tổng đài số 1900 6512 và nhấn phím 3 của Công ty tư vấn Luật DFC để được tư vấn miễn phí; hoặc bạn đọc cũng có thể liên hệ hẹn gặp trực tiếp luật sư DFC tại văn phòng của DFC hoặc địa điểm do bạn đọc tự lựa chọn.
Lời kết: Như vậy, bài viết trên đây chỉ ra cho bạn đọc những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến tội chống người thi hành công vụ, cụ thể là các yếu tố cấu thành tội phạm, khung hình phạt tội này… Mong bài viết phần nào giúp ích cho bạn đọc, nếu có bất cứ thắc mắc nào về pháp luật có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 của DFC để được tư vấn miễn phí.