Cạnh tranh không lành mạnh - Xử phạm như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

21:58 - 16/05/2021

Để có thể cạnh tranh lẫn nhau mà không làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thì rất cần thiết cho các tổ chức, cá nhân cần hiểu Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thủ tục khiếu nại và hình thức xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 

Cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh - Xử phạm như thế nào?

I. Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?

Trong hoạt động kinh doanh thương mại thì việc các tổ chức, cá nhân cạnh tranh với nhau là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa, việc cạnh tranh giữa khác tổ chức, cá nhân còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế không thiếu những trường hợp vì lợi nhuận mà các tổ chức, cá nhân có những hành vi đấu đá, cạnh tranh không lành mạnh với nhau. Những hành vi này không những không giúp ích cho sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, kéo nền kinh tế đi xuống.

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

II. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

a. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

  • a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  • b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

b. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

c. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

d. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

e. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

  • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

f. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

3. Khiếu nại đối với vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

a. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

b. Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện.

c. Hồ sơ khiếu nại bao gồm:

  • Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
  • Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;
  • Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ khiếu nại; trường hợp hồ sơ khiếu nại đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thông báo cho bên khiếu nại về việc tiếp nhận hồ sơ đồng thời thông báo cho bên bị khiếu nại.

*Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trả lại hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:

  • Thời hiệu khiếu nại đã hết;
  • bKhiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
  • Bên khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này;
  • Bên khiếu nại xin rút hồ sơ khiếu nại.

*Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau đây:

  • Việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định;
  • Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện;
  • Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh không lành mạnh là 60 ngày kể từ ngày ra quyết định điều tra; đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 45 ngày.

4. Các hình thức xử lý vi phạm:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền.

– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm, bao gồm cả khoản lợi nhuận thu được từ việc vi phạm.

– Một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng:

  • Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
  • Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
  • Buộc cải chính công khai;
  • Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
  • Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
  • Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
  • Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
  • Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
  • Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Trên đây toàn bộ tư vấn về nội dung Cạnh tranh không lành mạnh Công ty Luật DFC gửi tới bạn đọc. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn 1900.6512 để được các Luật sư, chuyên viên pháp lý về tranh chấp hợp đồng tư vấn giải đáp.

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.