Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm những hình nào? Cùng công ty Luật DFC tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
>> Tư vấn thành lập công ty vốn nước ngoài
Khi gia nhập WTO, Việt Nam đã hướng mình tới việc dần xóa bỏ các rào cản thương mại, mở cửa thị trường đầu tư. Đây chính là cơ hội để Việt Nam có thể giao thoa nhiều hơn với nền kinh tế thế giới, đồng thời cũng là cơ hội để tổ chức, cá nhân nước ngoài có thêm một kênh đầu tư mới. Chính phủ Việt Nam luôn xem trọng việc xúc tiến đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư, mang lại lợi ích và giá trị cho cả hai bên.
Tổng hợp các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Tư vấn miễn phí: 1900.6512
Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn hình thức đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức khác nhau. Ở mỗi hình thức đầu tư nhà đầu tư sẽ có những thuận lợi, khó khăn riêng biệt liên quan đến vốn, nhân công, cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, rủi ro pháp lý,... Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài cần cân nhắc, xem xét và hiểu rõ các hình thức đầu tư để có thể xác định hình thức phù hợp nhất với khả năng và định hướng của mình.
>> Vốn điều lệ thành lập công ty, số vốn tối thiểu cần có?
Theo Luật đầu tư 2014 và các quy định khác có liên quan, nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư dưới các hình thức sau:
- Thành lập công ty 100% vốn từ nhà đầu tư nước ngoài;
- Thành lập công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Ưu: Chủ động, không phụ thuộc vào bất kỳ tổ chức kinh tế nào nước sở tại; Linh hoạt trong các quyết định, sử dụng vốn hiệu quả; Quyền quản lý tập trung.
Nhược: Phải thực hiện nhiều thủ tục bắt buộc so với các hình thức đầu tư khác (phải có Giấy phép đầu tư); Phải thiết lập các cơ sở hạ tầng cần thiết từ đầu; Phải thực hiện các thủ tục giải thể sau khi dự án hoàn thành.
>> Thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức đầu tư này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Ưu: Thủ tục đơn giản; Tận dụng được cơ sở hạ tầng, nhân công sẵn có
Nhược: NĐTNN chỉ góp vốn mà không đưa các bí quyết công nghệ, chiến lược marketing, kinh nghiệm quản lý,... vào dự án; Không thể linh hoạt trong việc ra các quyết định
BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng. BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới.
Ưu: Không mất công sức, thời gian, tiền bạc để thành lập pháp nhân mới; các nhà đầu tư chủ động hỗ trợ lẫn nhau; chủ động trong các quyết định; các nhà đầu tư chịu trách nhiệm pháp lý độc lập.
Nhược: Không có tư cách pháp nhân nên khó khăn khi hợp tác với bên thứ 3; Sử dụng con dấu của một trong các nhà đầu tư nên tiềm ẩn rủi ro pháp lý; Tranh chấp quyền quản lý giữa các nhà đầu tư; chỉ phù hợp với các dự án ngắn hạn; pháp luật chưa quy định cụ thể về trách nhiệm cụ thể khi một bên ký với bên thứ 3.
Trên đây là tư vấn sơ bộ của Công ty Luật DFC về nội dung các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào mời bạn liên hệ Tổng đài 1900.6512 để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.
Trân trọng!!!
>> Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp - Luật sư hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Bài viết liên quan:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại
Hợp đồng vô hiệu khi nào? Hướng dẫn giải quyết khi hợp đồng vô hiệu
Điều kiện, căn cứ và mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng