Điều kiện, căn cứ và mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Luật Sư: Lê Minh Công

14:36 - 25/03/2021

Khi hai bên ký kết hợp đồng, trong quá trình thực hiện hợp đồng có xảy ra thiệt hại, các bên cần làm như thế nào để yêu cầu bên gây thiệt hại bồi thường thiệt hại đã gây ra cho mình. Sau đây, Công ty Luật DFC sẽ phân tích và làm rõ một số vẫn đề về yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

Điều kiện, căn cứ và mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Điều kiện, căn cứ và mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

 

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.

1. Điều kiện bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

- Trong hợp đồng có quy định về việc bồi thường thiệt hại;

- Các bên đồng ý đưa ra các điều kiện có thể phát sinh có thể bao gồm đầy đủ các điều kiện đó như bên vi phạm không có lỗi phải bồi thường thiệt hại;

- Thiệt hại thực tế có thể không phải là điều kiện bắt buộc. Trách nhiệm dân sự có thể phát sinh chỉ do vi phạm nghĩa vụ. Bên vi phạm vẫn phải chịu trách nhiệm cho dù có hoặc không có thiệt hại xảy ra khi bên kia vi phạm hợp đồng;

- Khi hợp đồng được giao kết và có hiệu lực, các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình là đã vi phạm hợp đồng;

- Hai bên có thể lường trước và thỏa thuận trước về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng và cách thức chịu trách nhiệm như thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

2. Căn cứ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Thiệt hại là hành vi vi phạm các cam kết, nghĩa vụ cụ thể mà hai bên ràng buộc với nhau trong hợp đồng, tức là hành vi này không nhất thiết là vi phạm pháp luật chung mà chỉ vi phạm luật đặt ra giữa những người giao kết hợp đồng.

Các bên căn cứ vào hợp đồng cụ thể, điều khoản đã ký kết để xác định hành vi vi phạm đã xảy ra, mức độ thiệt hại trên thực tế.

3. Phương thức thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hợp đồng

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là phương thức mà bên có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện để bồi thường thiệt hại về vật chất cho bên bị vi phạm hoặc người thân thích của bên bị vi phạm. Các bên có thể thoả thuận mức bồi thường, phạt vi phạm kể từ ngày giao kết hợp đồng (thể hiện tính chất thoả thuận của hợp đồng).Việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế.

Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về phương thức bồi thường, tuy nhiên, trong thực tế, nếu các bên không thoả thuận về cụ thể phương thức bồi thường trong hợp đồng thì tuỳ từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận lại hoặc xác định việc bồi thường theo một trong hai phương thức: Bồi thường một lần và bồi thường nhiều lần theo định kỳ.

4. Yếu tố lỗi trong thiệt hại

Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng; trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

5. Mức bồi thường thiệt hại hợp đồng

Dựa theo điều khoản trong hợp đồng, mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra.

Khoản 2, điều 302, Luật Thương mại quy định “giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”. Theo điều luật này, mức bồi thường thiệt hại là mức thiệt hại thực tế trực tiếp và khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng. Có thể thấy, có vẻ như các bên không được thỏa thuận một mức bồi thường thiệt hại cố định không tương ứng với các khoản tiền này.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.