Để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách kế hoạch hoá gia đình và bảo vệ sức khoẻ cho người phụ nữ pháp luật có quy định chế các chế độ được hưởng khi triệt sản. Vậy triệt sản là gì? Chế độ khi triệt sản bao gồm những chế độ nào?
Bài viết dưới đây của Văn phòng Luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
1. Triệt sản là gì?
Hiện nay định nghĩa triệt sản được hiểu như sau: "Triệt sản là biện pháp thực hiện một lần, có tác dụng tránh thai vĩnh viễn; tuy nhiên vẫn có thể phục hồi khả năng sinh sản bằng cách nối lại ống dẫn tinh của người chồng hoặc nối lại vòi trứng của người vợ. Phương pháp triệt sản hiện nay đang được bệnh viện phụ sản áp dụng là thắt vòi tử cung ở nữ giới nhằm làm gián đoạn vòi tử cung, ngăn không cho tinh trùng gặp noãn để thụ tinh".
Là phương pháp thường được các bác sĩ khuyên nên áp dụng đối với những phụ nữ đã có số con như mong muốn hoặc nếu sinh thêm con, người phụ nữ có thể gặp phải nhiều nguy hiểm về sức khỏe, thậm chí là tính mạng ...
2. Các chế độ được hưởng khi triệt sản
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật bảo hiểm xã hội 2014, người thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được áp dụng một số chế độ khi triệt sản, chính sách như sau:
- Người thực hiện biện pháp triệt sản được nghỉ 15 ngày khi thực hiện triệt sản.
Là quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hiện hành. Do đó, người lao động được nghỉ việc 15 ngày nếu thực hiện các biện pháp đình sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền.
Trường hợp nếu thực hiện biện pháp đặt vòng tránh thai, lao động nữ sẽ được nghỉ 07 ngày.
Thời gian nghỉ nêu trên bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và nghỉ hàng tuần.
- Người thực hiện biện pháp triệt sản sẽ được hưởng chế độ được hưởng khi triệt sản bằng 100% bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong 15 ngày nghỉ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi áp dụng biện pháp triệt sản, lao động nữ được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề trước khi triệt sản.
Cụ thể, khi nghỉ việc để thực hiện biện pháp đình sản, lao động nữ được nghỉ tối đa 15 ngày với mức một ngày tính bằng mức trợ cấp hàng tháng nêu trên chia cho 30 ngày.
- Trong một số trường hợp có các đối tượng triệt sản được hỗ trợ 300.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BTC, Nhà nước hỗ trợ 300.000 đồng/người triệt sản tự nguyện thuộc đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Người dân sinh sống tại các xã trên địa bàn tỉnh có tổng mức sinh trên 2,3 con và người đi biển từ 15 ngày trở lên.
Bên cạnh đó, các đối tượng nêu trên còn được hỗ trợ chi phí đi lại khi đến trung tâm làm kỹ thuật triệt sản.
3. Hồ sơ hưởng chế độ triệt sản 2020
Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 636/QĐ, hồ sơ hưởng chế độ triệt sản bao gồm:
+ Hồ sơ hưởng chế độ triệt sản bao gồm:
- Theo mẫu C70a-HD
- Giấy ra viện/Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do cơ sở khám chữa bệnh cấp.
+ Hướng dẫn kê khai trên C70a-HD
Người thực hiện biện pháp triệt sản tải mẫu C70a-HD theo Quyết định 636/QĐ-bảo hiểm xã hội hồ sơ hưởng chế độ triệt sản.
+ Thời gian nộp hồ sơ:
Thời gian nộp hồ sơ chế độ được hưởng khi triệt sản là trong vòng 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại
+ Thời hạn giải quyết hồ sơ:
Thời gian giải quyết hồ sơ là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, để được hưởng chế độ triệt sản người thực hiện biện pháp triệt sản phải chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của pháp luật để làm hồ sơ hưởng chế độ.
Để nắm rõ hơn về vấn đề chế độ được hưởng khi triệt sản mời bạn đọc liên hệ qua Tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công