Bằng D chạy được những loại xe nào? Ở nước ta, bằng lái xe được phân làm nhiều cấp bậc như: A1, A2, B1, B2, D, C,... Mỗi cấp bậc bằng lái thì sẽ được quy định điều khiển một số loại phương tiện nhất định. Bằng lái xe hạng D là một trong những cấp bậc của bằng lái xe ở nước ta. Vậy, bằng lái xe D là gì, bằng D lái được xe gì,...? Để giải đáp thắc mắc trên, Công ty Luật DFC xin gửi tới bạn đọc bài viết sau:
Xem thêm: Không có hoặc không mang đăng ký xe bị xử phạt như thế nào?
Nội dung tư vấn:
Theo khoản 8 điều 28 thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định, bằng lái xe hạng D được phép điều khiển các phương tiện sau:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của lái xe
- Các phương tiện mà bằng B1, bằng B2 và bằng C được phép điều khiển bao gồm:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của lái xe
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
+ Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500 kg trở lên
Ngoài ra, bằng lái xe hạng D khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc thì trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
Bằng lái xe hạng D được lái những xe gì? Tổng đài tư vấn luật giao thông 19006512.
Theo khoản 3 điều 29 thông tư 46/2012 thì thời hạn của bằng lái xe hạng D là 05 năm kể từ ngày cấp. Khi hết hạn giấy phép lái xe, tùy vào việc giấy phép lái xe hết hạn bao lâu mà thủ tục xin và điều kiện xin cấp lại giấy phép lái xe sẽ khác nhau
+ Nếu giấy phép lái xe hết hạn dưới 03 tháng thì người lái xe có thể trực tiếp làm thủ tục xin cấp lại bằng lái xe.
+ Nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 03 tháng đến 01 năm thì người lái xe phải tham gia sát hạch lại lý thuyết
+ Nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 01 năm trở lên thì phải tham gia sát hạch lại cả lý thuyết và thực hành.
*Để xin cấp lại bằng D lái xe, người lái xe cần làm hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ được nộp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải (nơi đang quản lý giấy phép lái xe bị mất). Sau khoảng thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tra cứu vi phạm của người lái xe trong Cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống nhất toàn quốc, nếu không phát hiện đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ thì sẽ được cấp lại giấy phép lái xe.
Để được cấp bằng lái xe hạng D, người lái xe không thể trực tiếp học để thi luôn bằng D mà bắt buộc phải thi bằng B2 hoặc bằng C trước, sau đó sẽ tham gia thi theo hình thức nâng hạng để có được bằng D.
*Để tiến hành nâng bằng, người lái xe cần làm hồ sơ bao gồm:
Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty luật DFC về vấn đề xung quanh bằng lái xe hạng D. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn luật 1900.6512 để được tư vấn một cách cụ thể và nhiệt tình nhất. Công ty Luật DFC thành lập từ năm 2004 với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ gửi đến bạn những lời tư vấn chi tiết và cụ thể nhất.
Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công