Yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm và hình phạt

Notice (8): Undefined index: User [APP/tmp/smarty/compile/b6cc6a4ed05b1c37994cb2311fd556d6de3e7247_0.file.detail_new.tpl.php, line 85]

14:40 - 18/12/2019

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 là đạo luật hiện hành quy định điều chỉnh quan hệ xã hội trong lĩnh vực hình sự. Các chế định liên quan đến lĩnh vực tội phạm chung và các tội phạm cụ thể ngày càng được quy định chi tiết và đầy đủ. Tội phạm là hành vi gây ra nguy hiểm và gây ra những hậu quả đáng ngại cho xã hội nước ta. Đặc biệt, ngoài tội phạm còn xuất hiện một tội phạm khác bắt nguồn từ việc một người không tố giác người phạm tội – đó là Tội không tố giác tội phạm. Vậy Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như thế nào về tội không tố giác tội phạm, yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm? Công ty Luật tư vấn Luật DFC xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

 

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nội dung tư vấn

    Tại Điều 08 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì tội phạm được hiểu như sau:

“Điều 08. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Theo quy định tại Điều 19 và Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì tội không tố giác tội phạm là hành vi của người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389.

1. Cấu thành tội không tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015

  • Về mặt khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; gây khó khăn trong công tác điều tra, truy tố, xét xử;
  • Về mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi của người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự. Cụ thể hành vi không tố giác tội phạm được quy định tại các điều luật thuộc các chương như sau:
  • Chương XIII về các Tội xâm phạm an ninh quốc gia gồm các tội từ Điều 108 đến Điều 121;

  • Chương XIV về các Tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người bao gồm các tội thuộc các Điều 123 (Tội giết người); Điều 141, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội hiếp dâm); Điều 142 (Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (Tội cưỡng dâm từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 146, các Khoản 2 và 3 (Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi); Điều 150, các Khoản 2 và 3 (Tội mua bán người); Điều 151 (Tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 152 (Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi); Điều 153 (Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi); Điều 154 (Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người);

  • Chương XVI về các Tội xâm phạm sở hữu bao gồm các tội thuộc các Điều 168 (Tội cướp tài sản); Điều 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản); Điều 173, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội trộm cắp tài sản); Điều 174, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản); Điều 175, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản); Điều 178, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

  • Chương XVIII về các Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và XIX về các Tội phạm về môi trường bao gồm các tội thuộc các Điều 188, các Khoản 3 và 4 (Tội buôn lậu); Điều 189, Khoản 3 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190, các Khoản 2 và 3 (Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191, các Khoản 2 và 3 (Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192, các Khoản 2 và 3 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195, các Khoản 2 và 3 (tội sản xuất hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196, các Khoản 2 và 3 (Tội đầu cơ); Điều 205, các Khoản 3 và 4 (Tội lập quỹ trái phép); Điều 206, các Khoản 2 và 3 (Tội vi phạm quy định trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài); Điều 207 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả); Điều 208 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả, các giấy tờ có giá giả khác); Điều 219, các Khoản 2 và 3 (Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí); Điều 220, các Khoản 2 và 3 (Tội vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 221, các Khoản 2 và 3 (Tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 222, các Khoản 2 và 3 (Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 223, các Khoản 2 và 3 (Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 224, các Khoản 2 và 3 (Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 243, các Khoản 2 và 3 (Tội hủy hoại rừng);

  • Chương XX về không tố giác tội phạm ma túy bao gồm các Điều luật thuộc các Điều 248 (Tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (Tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (Tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (Tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (Tội chiếm đoạt chất ma túy); Điều 253 (Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 254, Khoản 2 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 255 (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 256 (Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 257 (Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 258 (Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy); Điều 259, Khoản 2 (Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần);

  • Chương XXI về các Tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng bao gồm các tội thuộc các Điều 329, các Khoản 2 và 3 (Tội mua dâm người dưới 18 tuổi); Điều 265, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 282 (Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy); Điều 299 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 299 (Tội khủng bố); Điều 301 (Tội bắt cóc con tin); Điều 302 (Tội cướp biển); Điều 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự); Điều 305, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ); Điều 309, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, phát tán, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân); Điều 311, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc);

  • Chương XXIII về các Tội phạm về chức vụ bao gồm các tội thuộc các Điều 353, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội tham ô tài sản); Điều 354, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội nhận hối lộ); Điều 355, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản); Điều 356, các Khoản 2 và 3 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 357, các Khoản 2 và 3 (Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 358, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 359, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội giả mạo trong công tác); Điều 364, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội đưa hối lộ); Điều 365, các Khoản 2, 3 và 4 (Tội làm môi giới hối lộ);

  • Chương XXIV các Tội xâm phạm hoạt động tư pháp bao gồm các tội thuộc các Điều 373, các Khoản 3 và 4 (Tội dùng nhục hình); Điều 374, các Khoản 3 và 4 (Tội bức cung); Điều 386, Khoản 2 (Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải, đang bị xét xử);

  • Chương XXVI các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh bao gồm các tội thuộc các Điều từ Điều 421 đến Điều 425 về các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh.

Về mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

Về mặt chủ thể của tội không tố giác tội phạm: chủ thể của tội phạm là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2,3 Điều 19 Bộ luật Hình sự.

2. Hình phạt Tội không tố giác tội phạm

Tại Điều 390 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 bao gồm 02 khung hình phạt. Cụ thể như sau:

  • Khung hình phạt ở Khoản 01: Người phạm tội bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

  • Khung hình phạt ở Khoản 02: đây là khoản quy định trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt nếu người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Lưu ý: 

  • Trường hợp người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa.  

  • Trường hợp người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, Tội không tố giác tội phạm (Điều 390 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) và Tội che dấu tội phạm rất đễ gây ra sự nhầm lẫn cho người dân (Điều 389 của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) . Mặc dù hai tội danh này đều do người có hành vi cố tình che dấu hoặc cố tình không báo với các cơ quan chức năng, gây ra khó khăn trong quá trình điều tra, xét xử và truy tố vụ án. Và người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh, chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng.

Tuy nhiên, không tố giác tội phạm và che dầu tội phạm có một số điểm khác biệt cơ bản. Cụ thể, đối với người không tố giác tội phạm thì họ biết rõ tội phạm đang  được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện; họ sử dụng cách thức bao che và không tố giác với cơ quan chức năng và người không phải chịu trách nhiệm ngoài những người thân thích của họ thì còn có người bào chữa của họ. Còn đối với người che dấu tội phạm thì họ không hứa hẹn trước, không biết trước việc phạm tội; họ sử dụng cách thức che dấu phương tiện, công cụ phạm tội của tội phạm và cản trở sự phát hiện, điều tra, truy tố người phạm tội của các cơ quan chức năng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về Tội không che dấu tội phạm. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn! Trân trọng.